Việc xây dựng BLTTDS (sửa đổi) phải quán triệt được các quan điểm chỉ đạo và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(1) Thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 48, Nghị quyết số 49, Kết luận số 79, Kết luận số 92 của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI.
Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị Tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự
(3) Phạm vi sửa đổi BLTTDS là cơ bản, toàn diện, có tính hệ thống xuyên suốt quá trình tố tụng đặc biệt tập trung vào những quy định nhằm phù hợp với việc cải cách cơ cấu, tổ chức hệ thống TAND, VKSND đảm bảo tính ổn định, đồng bộ của hệ thống pháp luật tố tụng dân sự. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung những thủ tục tố tụng đặc thù phù hợp với những loại tranh chấp đặc thù.
(5) Bảo đảm không có sự xung đột với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội của đất nước, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và đảm bảo phát triển theo xu thế chung của tố tụng dân sự trên thế giới.
Phó Chánh án Tống Anh Hào trao đổi với Thẩm phán Furusho, chuyên gia của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JICA
Cần lưu ý một số nội dung mới như:
Hai là, sáp nhập Dự án Luật Tố tụng lao động vào Dự án BLTTDS (sửa đổi) và quy định thành một chương riêng bảo đảm trình tự thủ tục tố tụng đặc thù giải quyết tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động,…
Bốn là, xác định rõ hơn về vị trí của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự;
Trong hai ngày diễn ra, Hội nghị tổng kết thực tiễn thi hành BLTTDS đã ghi nhận nhiều ý kiến từ thực tiễn tại các địa phương
Sáu là, quy định trình tự thủ tục tố tụng từ khi Tòa án nhận đơn của đương sự, thụ lý đơn, giải quyết và xét xử phải bảo đảm tính chặt chẽ, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của đương sự, trách nhiệm của Tòa án, cơ quan tiến hành tố tụng, cá nhân cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo hướng phục vụ nhân dân, thực hiện tinh thần hoạt động của Tòa án phụng công thủ pháp, chí công vô tư; trình tự tố tụng cần đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, thời gian giải quyết tranh chấp nhanh gọn; nâng cao tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự; tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó;
Tám là, sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án có hiệu quả phù hợp với Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi),…