Xu thế tất yếu
Đô thị hóa ngày nay đã trở thành một tiến trình toàn cầu với tốc độ chóng mặt tại các nước đang phát triển. Trong đó, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa đứng đầu khu vực Đông Nam Á với bình quân khoảng 1% mỗi năm. Dự báo kết thúc năm 2019, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam sẽ đạt mức 40%.
Theo nghiên cứu được công bố của Công ty đa quốc gia chuyên về ngân hàng và tài chính Standard Chartered, đô thị hóa có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 1999 Việt Nam chỉ có 629 đô thị thì sau 20 năm, con số này đã đạt mức 833. Khu vực đô thị cũng đóng góp 70% – 80% tổng GDP của cả nước.
Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam hiện đứng đầu khu vực Đông Nam Á
Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia, quá trình đô thị hóa của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng không đồng đều, chủ yếu tập trung tại một số trung tâm là những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Không chỉ vậy, đô thị Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như chất lượng đô thị chưa đáp ứng hết các tiêu chuẩn đô thị hiện đại, phát triển hạ tầng không theo kịp phát triển kinh tế cũng như nhu cầu sinh hoạt của người dân…Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho biết, thời gian tới, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục diễn ra nhanh. “Với tốc độ phát triển nhanh như vậy đến thập niên 40 của thế kỷ 21 sẽ có khoảng 50% dân số Việt Nam sinh sống tại các đô thị”, ông Trần Ngọc Chính nói.
Do đó, sự gia tăng nhanh chóng dân cư thành thị cũng đặt ra các bài toán cấp thiết về quy hoạch, hình thành các khu đô thị hiện đại, đáp ứng nhu cầu ở của đại đa số cư dân và trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Khoảng trống” chờ lấp đầy
Là vùng có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2018 với tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,8% – cao nhất trong 4 năm trở lại đây song Tây Nam bộ lại là một “điểm mờ” của cả nước về đô thị hóa. Sơ bộ năm 2018, tỷ lệ dân số thành thị của Tây Nam bộ là khoảng 25,5%, chỉ cao hơn Trung du và miền núi Bắc bộ (18,5%).
Trong nhiều năm qua, nút thắt chính cản trở sự phát triển của Tây Nam bộ là vấn đề hạ tầng không đồng bộ, thiếu vắng các đô thị hiện đại. Phần lớn các đô thị tại đây đều là đô thị chỉnh trang mở rộng hay được nâng cấp từ thị trấn đã có từ trước. Nhiều đô thị chưa đạt được tầm vóc kinh tế cần có để trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.
Đơn cử như các đô thị tại Đồng Tháp vẫn đối mặt với nhiều bất cập, mặc dù đã đặt mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 23 đô thị, tỷ lệ nhà kiên cố đạt khoảng 65%.
Tính đến hết năm 2018, tỷ lệ dân số khu vực nông thôn trên toàn tỉnh vẫn chiếm đến 82,2%. Lao động nông thôn chiếm đa số có tác động tiêu cực đến sự phát triển của hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ khi không đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp. Trong khi đó, nguồn cầu về nhà ở đang ngày càng tăng lên khi đô thị hóa có xu hướng gia tăng, quy mô hộ gia đình đang thu hẹp lại.
Trong dài hạn, để Đồng Tháp có thể bắt kịp tốc độ đô thị hóa của Việt Nam, trở thành động lực phát triển của khu vực thì địa phương cần có chính sách quy hoạch đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cảnh quan, kiến trúc… Đồng thời tỉnh cũng cần hình thành các khu đô thị đa chức năng, vừa phục vụ nhu cầu nhà ở, vừa hình thành các ngành dịch vụ mới, tạo động lực cho phát triển.
Khu đô thị FLC La Vista Sa Đéc – mảnh ghép đô thị đồng bộ cho Đồng Tháp cũng như Tây Nam Bộ
Trong bối cảnh này, việc các nhà đầu tư hạ tầng và bất động sản góp mặt trên địa bàn Đồng Tháp với những dự án quy mô có thể xem là phù hợp với chính sách phát triển chung, qua đó cải thiện diện mạo đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương nói riêng cũng như khu vực Tây Nam Bộ nói chung.
Cuối tháng 7 vừa qua, Tập đoàn FLC đã khởi công khu đô thị FLC La Vista Sa Đéc tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Là khu đô thị đa chức năng, dự án này không chỉ tập trung vào không gian sống tiện nghi mà còn hướng đến thúc đẩy ngành dịch vụ, khi xuất hiện những mô hình sản phẩm bất động sản đặc trưng gắn liền với thương mại – dịch vụ như nhà phố thương mại, shopvilla….
Hàng loạt tiện ích cũng sẽ được tích hợp đồng bộ tại đây, từ những không gian gắn liền với văn hóa miền sông nước như công viên sinh thái, chợ đêm, không gian nghệ thuật công cộng đến các tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi giải trí thời thượng. FLC La Vista Sa Đéc được kỳ vọng sẽ là điểm đến đáng sống hàng đầu cho cư dân và là tổ hợp mua sắm, giải trí thời thượng hấp dẫn khách du lịch.
Với chiến lược đầu tư bài bản và tầm nhìn dài hạn từ chủ đầu tư, FLC La Vista Sa Đéc là một trong những mảnh ghép hoàn thiện cho bức tranh đô thị hóa của Đồng Tháp nói riêng và khu vực Tây Nam Bộ nói chung. Sự xuất hiện của những tổ hợp đô thị hiện đại cũng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế – xã hội, giải quyết bài toán phát triển bền vững của toàn vùng.