Một công trường khai thác than của Bumi Resources. Ảnh: The Times
Cuối tháng sáu, tổng nợ của Bumi lên tới 7 tỷ USD, vượt quá tổng giá trị tài sản.
Thuộc sở hữu của Bakrie Group, Bumi đã vay mượn rất nhiều để thâu tóm một số nhà sản xuất than lớn nhất của Indonesia. Bê bối tài chính xảy ra khi giá than sụt giảm và sau cuộc tranh cãi công khai với Nat Rothschild, một nhà tài chính của một trong các ngân hàng gia đình nổi bật nhất nước Anh.
Tuy nhiên, trong một bài phát biểu trước các nhà đầu tư và giới truyền thông hôm 6/10, giám đốc Bumi – ông Dileep Srivastava thừa nhận tình trạng trên do sự thất bại của việc chào bán quyền mua cổ phiếu.
"Chúng tôi đang tham vấn với các bên cho vay và xem xét các lựa chọn khác nhau để thanh toán các khoản nợ”, ông nói thêm.
Bumi đang tiến hành các nỗ lực để giảm các khoản nợ. Năm ngoái, Bumi hoán nợ thành cổ phần đầu tư với Tổng công ty Đầu tư Trung Quốc để xóa 1,3 tỷ USD nợ. Gần đây, Bumi cho biết họ đã đạt được sự đồng ý từ các trái chủ nâng số trái phiếu chuyển đổi lên 375 triệu USD vào năm 2018.
Hiện Indonesia đối tác xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc – thị trường tiêu dùng than lớn nhất thế giới. Tình hình tài chính của Bumi phản ánh tâm lý bi quan của các nhà đầu tư đối với ngành than. Giá than nhiệt bị sụt giá nhanh chóng theo tình trạng suy thoái kinh tế của Trung Quốc. Sản lượng than vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên, điều này khiến mức giá thậm chí còn tồi tệ hơn.
Thị trường chứng khoán Indonesia đã tạm dừng giao dịch cổ phiếu Bumi từ 25/9, trong khi Moody cho rằng trạng thái cân bằng của cổ phiếu của Bumi Ca trong tháng Tám là tình trạng trái phiếu rác.