Tháng 9-2014, Ngân hàng trung ương Nga vừa mua 37,33 tấn vàng, đưa lượng vàng dự trữ của nước này lên gần 1,150 tấn. Đây cũng là lần mua vào lớn nhất và là tháng thứ bảy liên tiếp Nga bổ sung vào quỹ dự trữ vàng quốc gia. Nguồn: mineweb
Đây là một phần của chiến lược đa dạng hóa dự trữ ngoại hối (hiện tại là 439 tỷ USD), nhằm áp đảo sức mạnh chi phối của đồng USD và Euro. Mặc dù mức độ tích lũy đang gia tăng rất nhanh, vàng vẫn chỉ chiếm 9,7% tổng số dự trữ ngoại hối của nước này vào hồi cuối tháng 6 – mặc dù chi tiêu gần đây của ngân hàng trung ương để bảo vệ giá của đồng nội tệ.
Ngày 4-11, Phó chủ tịch ngân hàng trung ương của Nga – Kseniya Yudaeva hứa sẽ bán vàng dự trữ để tài trợ nhập khẩu trong trường hợp cần thiết do lo lắng đồng rúp trượt giá do các biện pháp trừng phạt quốc tế do Mỹ, EU áp dụng đối với Nga về vấn đề Ukraine.
Dự trữ quốc tế của Nga đã giảm từ 509 tỷ USD vào đầu năm xuống còn 439 tỷ USD tính đến ngày 24-10, do các ngân hàng trung ương đã mua rúp để làm dịu sự sụt giảm của đồng rúp so với đồng USD và đồng Euro. Điều này đã dấy lên lo ngại rằng, nếu lệnh trừng phạt tiếp tục và dự trữ của nước này giảm hơn nữa, nó có thể đe dọa khả năng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ quan trọng của quốc gia này.
Top 10 quốc gia có dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Biểu đồ: World Gold Council
Tháng 10 vừa qua, cựu Bộ trưởng Tài chính của Nga, hiện tại là Chủ tịch Ủy ban Sáng kiến Công dân Alexei Kudrin đã gióng lên hồi chuông cảnh báo khi viết trên tờ nhật báo Kommersant cảnh báo ngoại tệ dự trữ hiện tại của Nga chỉ có thể duy trì được 6 tháng nhập khẩu. Với mức giá hiện hành, sáu tháng nhập khẩu của Nga trị giá khoảng 454 tỷ USD. Nếu trừ đi lượng ngoại tệ dự trữ đảm bảo ngân sách chính phủ, số tiền còn lại chỉ hơi vượt quá số tiền cần thiết để chi trả cho sáu tháng nhập khẩu.
Hiện tại, Nga nhập khẩu một số lượng lớn các mặt hàng chủ lực bao gồm bơ, pho mát và thịt. Với dự trữ hiện nay hơn 430 tỷ USD, rất có khả năng Nga sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng hàng hóa. Yudaeva gợi ý rằng các ngân hàng trung ương nên sẵn sàng bán vàng để đáp ứng đủ lượng USD cần thiết đảm bảo ngân sách chính phủ và tài trợ nhập khẩu.
Tuy nhiên, giá vàng đang trên đà giảm. Ngày 5-11, giá vàng chỉ đạt đạt 1.140 USD/oz, giảm khoảng 2,3%, gần tới mức thấp nhất là 1.137 USD/oz vào tháng 4-2010.
Giá vàng được nâng lên, tuy nhiên, lại thể hiện sự lo lắng của thị trường đối với vận mệnh của đất nước khi giá dầu giảm xuống dưới 90 USD – mức cần thiết để cân bằng ngân sách. Hiện doanh thu từ dầu khí vẫn chiếm gần một nửa ngân sách liên bang của Nga và chiếm 10% GDP quốc gia.
Bộ Tài chính của Nga đã đề xuất cắt giảm chi tiêu khoảng 10% ngân sách của đất nước cho 2015-2018. Bộ trưởng tài chính Anton Siluanov cho biết, mặc dù chính phủ có thể sử dụng quỹ dự trữ để đáp ứng các cam kết chi tiêu của mình, thì "dự trữ không phải là vô hạn và tình trạng xấu của nền kinh tế có thể bị kéo dài".