Các tài xế cáo buộc Tòa thị chính Phnom Penh đã hứa hẹn chi trả mức lương từ 300 đến 350 USD/tháng kể từ tháng 9/2014, thế nhưng mức lương thực tế chỉ có 180 USD. Đáp trả lại cáo buộc trên, các quan chức cho rằng các công nhân đã hiểu lầm về quyết định của chính phủ.
Cuộc họp giữa đại diện công nhân và cán bộ Tòa thị chính ngày 13/10 kết thúc với hai đại diện người lao động bị sa thải vì lý do kích động biểu tình trong khi số còn lại hoặc chấp nhận mức lương hiện tại hoặc ra đi.
"Họ không đưa ra bất kỳ giải pháp nào cho chúng tôi. Nếu chúng tôi muốn có việc làm, chúng tôi phải dừng biểu tình, chấp nhận mức lương như thực tế hoặc không thì tự xin nghỉ việc", anh Ret – một trong hai công nhân bị sa thải cho hay.
Ông Sophan cho biết, Tòa thị chính không buộc các tài xế phải làm công việc này. "Nếu họ không muốn làm, họ có thể nghỉ việc", Phó Thống đốc Chreang Sophan cho hay.
Nhân viên của Hãng Giao thông vận tải công ty xe buýt Phnom Penh Sorya biểu tình yêu cầu điều kiện làm việc tốt hơn tại Phnom Penh hồi tháng 3/2014. Ảnh: Phnom Penh Post
Diễn biến mới này có thể sẽ tiếp tục dẫn tới một cuộc biểu tình dài ngày khác, tiếp nối cuộc biểu tình kéo dài kể từ tháng 3 của nhân viên hãng xe buýt Sorya (Campuchia) đòi tăng lương hàng tháng thêm 60 USD chưa kể tiền thưởng và bảo hiểm. Biểu tình bị đẩy lên cao khi Tồng giám đốc của hãng quyết định sa thải 17 nhân viên đồng thời đệ đơn kiện lên Phnom Penh Municipal Court đối với các nhân viên vì tội kích động bạo động. Căng thẳng chỉ giảm xuống khi Hội đồng trọng tài đứng ra dàn xếp các tranh chấp.
Tuy nhiên, ngay sau đó, TGĐ của Sorya đã bác bỏ quyết định phải phục hồi công việc đối với 15 nhân viên bị sa thải do hội đồng đưa ra.
"Nếu tôi chấp nhận họ trở lại, ai sẽ thay tôi trả lương cho họ? Nếu [Hội đồng Trọng tài] giúp tôi trả lương thì tôi sẽ đồng ý với quyết định của họ", Sophanna nói. "Tôi làm kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, chứ không phải để mất tiền, vì vậy nếu họ cố gắng buộc tôi phải chấp nhận điều này, tôi sẽ kháng cáo lên tòa án cao hơn".
Đầu tháng 9 vừa qua, Công ty Vận tải Sorya đồng ý phục hồi 3/17 nhân viên đã bị sa thải vào tháng 4.
"Cuộc biểu tình có thể đã qua, nhưng chúng tôi rất lấy làm tiếc rằng một số người trong chúng ta không thể trở lại làm việc", Quản lý Vorn, Phó chủ tịch Công đoàn Sem Hai và là thành viên công đoàn Khun Sao Ny cho hay.
Kể từ năm ngoái, các cuộc biểu tình, đình công tại Campuchia diễn ra với thời gian kéo dài và căng thẳng hơn. Một số cuộc khiến hoạt động sản xuất tê liệt, như cuộc biểu tình đòi tăng lương của công nhân ngành dệt may vào tháng 12/2013. Chính phủ thậm chí sử dụng binh lính và đạn thật để đàn áp biểu tình. Hầu hết các cuộc biểu tình đều phản đối mức lương thực tế rẻ mạt – một trong các lợi thế mà chính phủ tạo ra để thu hút các đầu tư FDI vào quốc gia – và yêu cầu tăng lương cùng một số chế độ xã hội liên quan.