Cung Hòa Bình tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, nơi vừa diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 21. Ảnh: Reuters
Theo Báo cáo Cập nhật kinh tế năm 2014 của ADB, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã đạt hiệu quả trong việc giảm mức thuế suất xuống gần bằng không và hiện đang sẵn sàng giới thiệu thủ tục hải quan mới, gọi là cơ chế Một cửa ASEAN, vào năm 2015.
Tuy nhiên, bốn nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đều đang chậm chạp tron tiến trình này, báo cáo công bố ngày 25/9 cho hay.
"Các thành viên ASEAN đang phát triển hướng đến việc thành lập một cộng đồng kinh tế chung. Tuy nhiên, nhiều thách thức cần phải vượt qua để Cộng đồng Kinh tế ASEAN có thể được thành lập theo đúng kế hoạch vào cuối năm 2015", theo ADB.
Kinh tế trưởng của văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực của ADB, Jayant Menon cho rằng, mặc dù đang tụt hậu so với một số nước láng giềng phát triển hơn, Campuchia vẫn vượt Lào, Việt Nam và Myanmar về tổng thể.
"Campuchia cần đẩy nhanh cải cách hải quan và để đẩy mạnh quá trình tự động hóa để giảm chi phí thương mại, giảm thiểu tham nhũng và sẵn sàng cho việc trao đổi hải quan một cửa vào năm 2015", Menon cho hay.
"Một số thành viên của ASEAN cũng đang bị tụt hậu trong việc này, điều sẽ cản trở tiến trình thực hiện cơ chế một cửa ASEAN theo thời hạn AEC".
Sáng kiến một cửa nhằm mục đích kết nối các trạm kiểm soát hải quan của mỗi nước, tự động chia sẻ dữ liệu và thông tin liên quan đến hàng hóa, bao gồm cả tờ khai và chứng nhận xuất xứ, trong một nỗ lực tăng tốc độ thương mại qua biên giới giữa 10 nước trong khu vực.
Thái độ hoài nghi của ADB đối với khả năng một số nước bỏ lỡ cơ hội AEC 2015 được đưa ra sau khi cuộc họp Quốc hội hồi tháng Năm đã thông qua một dự thảo luật nhằm đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hải quan nhằm phù hợp với các quốc gia lân cận. Gần đây hơn, vào ngày 9/9, Bộ Thương mại Campuchia thông báo rằng họ sẽ đưa ra Giấy chứng nhận dịch vụ Xuất xứ vào tháng 3/2015.
Chuyên gia kinh tế Srey Chanty cũng đồng ý với ADB khi cho rằng Campuchia cần "ít nhất" đến 2017 để chuẩn bị đầy đủ cho việc hội nhập AEC.
"Tôi nghĩ rằng AEC có thể hợp nhất một số quốc gia đã sẵn sàng cho việc hội nhập vào đúng thời hạn. ADB đúng khi cho rằng Campuchia chưa sẵn sàng trong các quy trình liên hải quan",Chanty nói.
Các quan chức của Bộ Kinh tế và Tài chính và Bộ Thương mại từ chối bình luận về tiến độ thực hiện các dự thảo luật của Campuchia liên quan đến thời hạn năm 2015 của AEC.
Trong khi đó, hôm qua, 30/9, cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu Moody khẳng định xếp hạng tín dụng của Campuchia đạt mức B2. Moody cho biết việc hội nhập AEC vào năm 2015 sẽ mở ra cánh cửa đầu tư quốc tế vào Campuchia và có thể giúp duy trì đà tăng trưởng 7% GDP hàng năm của quốc gia này.
Tuy nhiên, báo cáo của Moody cũng cho hay, việc chuẩn bị cho dòng chảy tự do của hàng hóa và dịch vụ vào trong nước và tới các nước trong khu vực, như sáng kiến một cửa, vẫn được thực hiện đầy đủ tại Campuchia.
"Quá trình chuẩn bị cho AEC sẽ giúp đa dạng hóa cơ sở xuất khẩu và cải thiện môi trường kinh doanh của Campuchia, khuyến khích đầu tư. Campuchia đang hưởng lợi từ thương mại nội khối ASEAN ít hơn nhiều so với giá trị thương mại với các quốc gia ngoài khu vực”, báo cáo cho biết.
Moody cũng lưu ý việc tăng đầu tư FDI, đặc biệt từ dòng chảy từ Trung Quốc, sẽ giúp hỗ trợ cho mục tiêu đạt giá trị thương mại từ vốn FDI của Campuchia lên 25% GDP.
Các cơ quan đánh giá cảnh báo việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cần phải được theo dõi và chính phủ cần sử dụng có hiệu quả các chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát.