Seatimes – Ngày 28/6/2022, FBI cho biết, ngày càng có nhiều người sử dụng công nghệ Deepfake để giả làm người khác khi tham gia phỏng vấn trực tuyến cho các công việc làm từ xa (remote jobs). Deepfake là một công nghệ sử dụng trí thông tin nhân tạo. Công nghệ này chồng các hình ảnh, giọng nói có sẵn của một người để ghép vào một sản phẩm hình ảnh/ video khác, tạo ra sản phẩm media giả.
Các khiếu nại tăng vọt trong thời gian gần đây liên quan đến các vị trí công nghệ đặc biệt. Các vị trí này cho phép các ứng viên thâm nhập các dữ liệu bảo mật, bao gồm PII của khách hàng (Thông tin Định dạng Cá nhân – Personally Identifiable Information), dữ liệu tài chính, cơ sở dữ liệu của các công ty IT lớn, và các thông tin sở hữu độc quyền (bằng sáng chế, công nghệ mới, vv.), theo FBI.
Hiện tại, các công nghệ và quy trình để lọc ra video có sử dụng deepfake còn nhiều rất sơ hở. Một báo cáo từ Sensity, một công ty nghiên cứu về các đe dọa trong ngành trí tuệ (threat-intelligence company) tại Amsterdam, đã chỉ ra có đến 86% trường hợp công nghệ deepfake xác thực video giả (video dùng deepfake) là thật.
Trong thông báo lần này, FBI chỉ ra một phương cách xác nhận giọng nói trong công nghệ deepfake. “Trong các buổi phỏng vấn này, người tham gia phỏng vấn qua camera có các hành động và cử động của miệng không hoàn toàn khớp với tiếng phát ra. Đôi lúc sẽ có một số hành động như ho, hắt hơi, hoặc một số hành động phát ra tiếng sẽ không hoàn toàn ăn nhập với những gì bạn thấy trên màn hình.”
Daisy Nguyen/Tạp chí ĐNA