Seatimes – Tháng 9 năm 1971, tại thủ đô Hà Nội dấu yêu, giữa khoảng sân của trường Đại Học Bách Khoa, hàng hàng ngàn giảng viên, sinh viên của các trường Bách Khoa, Đại Học Tổng Hợp, Đại Học Xây Dựng, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã cùng nhau hô to khẩu hiệu, tạm biệt giảng đường, tạm biệt màu áo trắng thư sinh, cùng bao hoài bão còn dang dở để khoác lên thân mình màu xanh áo lính, xuất phát lên đường vào Nam cứu nước.
“Ra đi mang nặng lời thề,
Không thắng giặc Mỹ không về Bách Khoa!
Gác nghiệp sách, trả nợ binh
Tóc xanh quyết tử nước nhà quyết sinh”
(Không rõ tác giả)
Cứ ngỡ là định mệnh, tất cả các anh được bổ nhiệm tới chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, hiến thân mình giành lại từng tấc đất cho quê hương. Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, bên thành cổ, máu nhuộm đỏ dòng Thạch Hãn, có những người xác đã không còn toàn th.ây… Những chàng sinh viên trẻ ấy đã vĩnh viễn nằm lại, hóa thành hồn thiêng sông núi, chôn vùi tuổi trẻ cùng thanh xuân để đổi lấy hòa bình và độc lập cho đất nước. Các anh không chết, các anh mãi mãi sống, bất diệt cùng lửa ái quốc thiêng liêng!
“Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”
(Lê Bá Dương)
Năm 2006, để tưởng nhớ lớp lớp sinh viên rời giảng đường ra trận, một tượng đài Sinh viên lên đường bảo vệ tổ quốc được xây dựng trong khuôn viên trường Đại học Bách khoa. Tượng đài trắng làm từ đá cẩm thạch, đặt trước khu nhà C1, nơi cử hành lễ xuất quân tiễn chân hơn 3000 thầy trò trường Bách khoa lên đường nhập ngũ thời kháng chiến chống Mỹ oai hùng.