Cây họ bầu bí
Là một họ thực vật bao gồm những loại cây như dưa leo, dưa hấu, bí xanh, bí đỏ, mướp đắng, susu… nhóm bầu bí có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới nhờ có thể sử dụng nhiều bộ phận (quả, lá, ngọn, hạt…). Ngoài ra, một số loại cây thuộc họ này còn có tác dụng trong lĩnh vực y học, làm đẹp và giải khát…
Với công dụng đa dạng, nhóm bầu bí được trồng rất phổ biến ở Việt Nam và không tránh được những loại bệnh hại.
Trong đó, chết cây non (lở cổ rễ) là một trong những bệnh hại thường gặp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng nếu không có những biện pháp canh tác và phòng trị phù hợp.
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani (tên tiếng Anh là Damping-off) gây ra với biểu hiện ban đầu là những chấm thâm đen ở cổ rễ sau đó lan dần làm cổ rễ cây con chỗ gần mặt đất bị thối nhũn, tóp lại, màu nâu, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo. Gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm. Bệnh chỉ phát sinh phá hại từ khi cây mới mọc đến khi có 1 – 2 lá thật.
Nấm phát triển nhất khi ở nhiệt độ 25 – 30 độ C và độ pH từ 5,5 – 6. Do đó, thời tiết nóng ẩm, ẩm độ cao (tháng 9 – 10 và tháng 2 – 4) là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát.
Để phòng bệnh hại này một cách tối đa, bà con nên áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý để giúp cây sinh trưởng nhưng không tạo môi trường cho các loại nấm “hoành hành”.
Theo đó, bà con cần chọn nơi đất tốt để làm vườn ươm, khử trùng đất bằng vôi bột (100kg/1.000 m2) và sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi để bón lót hoặc làm bầu ươm.
Khi trồng, bà con cần đảm bảo khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng; khơi thông mương rãnh để tránh đọng nước gây ngập úng và giảm độ ẩm… hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển.
Nhằm mang lại nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cây, bà con nên sử dụng chế phẩm Trichoderma trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục để bón lót hoặc đóng bầu với lượng dùng 12-15kg/1.000 m2.
Bên cạnh đó, khâu vệ sinh đồng ruộng cũng rất quan trọng nên cần phải thường xuyên nhổ bỏ và tiêu hủy hết các cây bị bệnh, tránh lây lan ngay khi mới phát hiện.
Về biện pháp trị bệnh, bên cạnh yêu cầu hiệu quả thì yếu tố an toàn cho môi trường và sức khỏe con người là rất quan trọng.
Trên thị trường hiện nay, Vali 5SL, Bonny 4SL và Zianum 1.00WP của Công ty Cổ phần Nông dược HAI là 3 loại thuốc đảm bảo cả hai tiêu chí này.
3 loại thuốc được bà con tin dùng trong điều trị bệnh chết cây non
Vali 5SL là thuốc kháng sinh, rất an toàn cho cây trồng và môi trường. Thuốc phòng trị hiệu quả các bệnh do nấm Rhizoctonia, Corticium và Sclerotium gây ra như: khô vằn hại lúa, bắp, gừng; lở cổ rễ, thối rễ, héo rũ hại rau cải, đậu, ớt, bí xanh, dưa hấu, dưa chuột, thuốc lá, cà chua, khoai tây, bông vải, bắp; nấm hồng hại cao su, cà phê, cây ăn trái…
Trong khi đó, Bonny 4SL là thuốc trừ bệnh sinh học thế hệ mới, phổ rộng; phòng trị hiệu quả nhiều loại bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra trên nhiều cây trồng. Thuốc dễ sử dụng, an toàn cho cây trồng, ít độc đối với người và gia súc.
Còn lại, Zianum 1.00WP chỉ xử lý Zianum trong điều kiện bệnh chưa xuất hiện (phòng bệnh) hoặc sau khi xử lý thuốc trừ bệnh (cây bị bệnh) 1 tháng.
Bà con có thể chọn 1 trong 3 loại thuốc này với hàm lượng sử dụng tương ứng như sau:
Vali 5SL: pha 25 ml/10 lít nước
Bonny 4SL: pha 20 ml/10 lít nước
Zianum 1.00WP: pha 35-50g/ 10 lít nước
Bà con cần phun thuốc ướt đẫm hoặc tưới gốc cây con để phòng bệnh hoặc khi bệnh chớm xuất hiện, lượng nước phun phù hợp là 400-500 lít/ha để đảm bảo không thừa, không thiếu.
PV