Đi mua sắm, đặt vé máy bay, nộp thuế, thanh toán điện thoại điện, nước… có thể thanh toán trên hệ thống điện tử.
Làm sao để đưa thanh toán không dùng tiền mặt vào trong việc hàng ngày của người dân mang lại lợi ích tiện lợi nhất? Dù có những ưu điểm, thuận lợi, tiềm năng lớn nhưng thanh toán điện tử ở Việt Nam vẫn chưa phát triển được như kỳ vọng.
Cả thế giới làm, Việt Nam vẫn thấp
“Thanh toán điện tử có ích lợi không? Cả thế giới họ đã làm rồi. Ở những quốc gia phát triển, thanh toán điện tử chiếm tới 90% tổng thanh toán thì đã giúp GDP tăng khoảng 1%” – Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Diễn đàn thanh toán điện tử sáng 16/12.
Theo Phó Thủ tướng, phương thức thanh toán bằng tiền mặt đối với các giao dịch điện tử ở Việt Nam hiện vẫn chiếm 60 – 65%. Bên cạnh đó, nhiều giao dịch giữa Chính phủ với DN, Chính phủ với người dân mặc dù đã được quy định sử dụng thanh toán điện tử nhưng trên thực tế vẫn dùng tiền mặt. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá và đặt vấn đề: Tại sao thanh toán điện tử ở Việt Nam vẫn thấp như vậy? Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, Việt Nam đang tham gia 2 cuộc cách mạng mang tính thời đại là hiệp định thương mại tự do (FTA) và công nghệ thông tin. Để hội nhập sâu rộng vào thế giới, Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc thanh toán điện tử. “Khi vào cuộc chơi hội nhập với hàng loạt các cường quốc công nghệ thông tin, chúng ta phải đảo ngược tình thế, phải thanh toán điện tử” – ông Lộc bày tỏ. Cũng theo Chủ tịch VCCI, nộp thuế điện tử cũng là động lực khiến DN đổi mới mô hình quản trị theo hướng minh bạch, hiện đại hơn để bắt kịp xu hướng thay đổi của quốc tế và những quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Theo số liệu Bộ Tài chính, đến nay đã có 90% số DN đang hoạt động tại Việt Nam đăng ký nộp thuế điện tử, tuy nhiên số lượng giao dịch còn chưa như kỳ vọng.
Đứng ở góc độ mua bán thanh toán điện tử, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, năm 2014, mua bán trực tuyến đạt doanh số 3 tỷ USD, nhưng thanh toán điện tử chỉ chiếm khoảng 5%. “Các quốc gia khác trong khu vực đều tăng trưởng 2 con số về thương mại điện tử và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng này. Do đó, phải làm sao để thanh toán điện tử sẽ góp phần thúc đẩy thương mại điện tử, hiện đại hóa ngành dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam phát triển đúng với quy mô và tiềm năng” – ông Anh nhận định.
Phí cao, lo bảo mật
Việc loại bỏ tiền mặt sẽ hạn chế các hoạt động bất
Trong khuôn khổ Diễn đàn thanh toán điện tử – VEPF 2015 đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận ghi nhớ liên Bộ về “Chương trình hành động thúc đẩy thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm bán lẻ”. |
hợp pháp như: Trốn thuế, buôn lậu, tham nhũng… Ngày càng có nhiều chuyên gia kinh tế kêu gọi việc xóa bỏ tiền mặt, thay thế hoàn toàn bằng hệ thống thanh toán điện tử. Theo đó, mọi giao dịch đều được mã hóa, giúp cho việc giám sát thuận tiện hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều rủi ro tiềm tàng khác từ hình thức thanh toán điện tử mà người dân và DN lo ngại như mất tiền, thêm chi phí, lộ bảo mật… Một số DN cho rằng việc sử dụng chữ ký số buộc DN phải chi thêm một khoản tiền vài triệu đồng mỗi năm, trong khi phần mềm hay bị lỗi gây khó khăn trong kê khai, thậm chí bị lợi dụng…
Bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, việc khai, nộp thuế điện tử đã và đang áp dụng chủ yếu mới dừng ở gần 500.000 DN. Trong khi đó, các đơn vị hành chính sự nghiệp, sự nghiệp có thu, trường học, bệnh viện và đặc biệt là hơn 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể cùng hàng triệu người nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, lệ phí trước bạ… lại chưa thực sự quan tâm đến khai, nộp thuế điện tử. “Đối với những hộ kinh doanh cá thể, cho thuê nhà, nhiều người ít hiểu về công nghệ thông tin, do đó rất khó để cập nhật công nghệ với họ. Vì vậy, nên xây dựng phương án cho phép nộp thuế qua ATM, giảm thiểu các khâu phức tạp, kê khai rườm rà” – bà Cúc đề xuất.
Về phát triển thanh toán điện tử, bà Cúc đánh giá, bản thân mình cũng gặp phải vướng mắc, ngay cả cửa hàng dịch vụ, mua sắm, nhiều nơi cũng không mặn mà với chuyện quẹt thẻ cho khách. Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam chia sẻ thêm, dường như thanh toán điện tử nói chung và hình thức POS (các điểm chấp nhận thẻ) nói riêng đang bỏ quên phần rất lớn trên thị trường khi mới chỉ tập trung ở các điểm mua sắm hiện đại, ở TP lớn. Trong khi đó, bán lẻ truyền thống chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường nhưng rất nhiều nơi chưa có thanh toán điện tử. “Hiện, các cửa hàng sử dụng máy POS đang phải trả mức phí khá cao, từ 1,5 – 3%/doanh số sử dụng thẻ cho ngân hàng. Trong khi đó, do rất khó tăng giá bán nên các DN buộc phải chuyển phí này cho khách hàng chịu. Điều này có thể tác động đến đề án thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, nhất là trong giai đoạn Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, thị trường có tính cạnh tranh rất cao.
Trâm Anh
Theo KTĐT