Seatimes – Theo Politico, ngày 9/3/20213, Đại diện phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Mojtaba Babaei thông báo, nước này đã xúc tiến đàm phán với Nga về việc mua tiêm kích Su-35 ngay sau khi lệnh cấm vận vũ khí theo Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an LHQ kết thúc hồi tháng 10/2020.”Từ sau chiến tranh Iran-Iraq năm 1988, Iran đã đề nghị mua máy bay chiến đấu từ một số nước và Nga cho biết họ sẵn sàng bán”, đại diện phái đoàn Iran nêu. “Những chiếc Su-35 cơ bản được Iran chấp thuận… Iran đã hoàn tất thỏa thuận mua chúng”.
Quan chức Iran không tiết lộ số lượng máy bay được mua và thời điểm bàn giao. Tuy nhiên, hồi tháng 2/2023, thành viên Ủy ban Chính sách Đối ngoại và An ninh Quốc gia của Quốc hội Iran, ông Shahriar Heidari, tuyên bố, quân đội nước này “sắp tiếp nhận” những chiếc Su-35 đầu tiên.
Thông tin về việc Iran muốn mua tiêm kích Su-35 lần đầu tiên được các quan chức của Tehran xác nhận hồi tháng 9/2022. Nga và Iran từng đàm phán về việc cung cấp Su-30, nhưng Tehran được cho là muốn sở hữu mẫu máy bay chiến đấu hiện đại hơn.
Phái bộ Iran cho biết thỏa thuận mua tiêm kích Su-35S từ Nga đã hoàn tất từ tháng 10/2020, sau khi lệnh cấm bán vũ khí thông thường cho Iran theo Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hết hiệu lực. Các chuyên gia Iran đánh giá dòng Su-35S đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật cho không quân nước này.
Việc sở hữu Su-35 sẽ giúp không quân Iran nâng cấp đáng kể năng lực chiến đấu, trong bối cảnh hầu hết tiêm kích có người lái của nước này đều đã khá già cỗi sau nhiều năm bị cấm vận.
Hội đồng Bảo an tháng 8/2020 bác đề xuất gia hạn lệnh cấm bán vũ khí cho Iran do Mỹ đưa ra. Điều này giúp Nga cung cấp cho Iran các loại vũ khí hiện đại sau khi lệnh cấm vận hết hiệu lực. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định Nga và Iran đang phát triển “quan hệ quốc phòng toàn diện”.
Su-35 là tiêm kích đa năng thế hệ 4++, được phát triển từ nền tảng tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27. Được ứng dụng hàng loạt công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, phiên bản Su-35S sở hữu hệ thống điện tử tối tân và hệ thống phun plasma để giảm tiết diện phản xạ radar.
Mẫu tiêm kích của Nga có khả năng mang theo 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo trên cánh. Máy bay được trang bị. Về hệ thống radar, Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động (PESA) IRBIS-E giúp phi công phát hiện và bám bắt 30 mục tiêu, tấn công 8 mục tiêu cùng lúc với khoảng cách tới 350 km. Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 – 150 km. Tốc độ tối đa của chiếc Su-35 có thể lên tới 2.500 km/h và tầm hoạt động vào khoảng 3.500 km. Ngoài ra Su-35 có thể né tránh các dòng tên lửa không đối không dẫn đường bán chủ động bằng ra-đa nhờ khả năng tác chiến điện tử tự thân. Bằng khả năng cơ động trên không, Su-35 có thể tạo các đường bay phức tạp làm tên lửa đối phương mất mục tiêu.
Theo Sputnik, Su-35S đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2,2 (gấp 2,2 lần vận tốc âm thanh) và di chuyển rất linh hoạt nhờ động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều. Máy bay có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, trên biển, đối không và hoạt động như trinh sát cơ.
Nguyễn Phương / Theo Tạp chí ĐNÁ