Seatimes – Ngày 25/2/2023, tại thành phố Hồ Chí Minh, chính thức được ra mắt bạn đọc cuốn sách “AI trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu” và thảo luận về Khế ước xã hội cho kỷ nguyên AI diễn ra, mong muốn cộng đồng hiểu đúng, đi sâu tìm hiểu về công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuẩn bị cho một xã hội tương lai, nơi con người hòa nhập và làm việc hiệu quả những Al kiến tạo nhằm phục vụ hạnh phúc con người.
Cuốn sách “Al trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu” tác giả Nguyễn Thị Tú mong muốn cộng đồng đi sâu, tìm hiểu về công nghệ trí tuệ nhân tạo như thế nào và bao quát về cách sử dụng Al một cách hiệu quả về mặt tích cực của nó. Al trong Kỷ nguyên Khai sáng toàn cầu” là cuốn sách được viết nhằm chuẩn bị cho một xã hội tương lai, nơi những kiến tạo nhằm phục vụ hạnh phúc con người.
Tác phẩm Al trong Kỷ nguyên Khai sáng toàn cầu là dạng viết văn, nhân cách hóa một robot Al Xachari có khả năng như con người, tự học, tự cảm nhận và hành động giống như con người. Robot hiện nay dù có nạp được phần mềm như thế nào đi nữa cũng chỉ mới đạt được như ChatGPT. Nhân vật Xachari mong muốn được như con người để tự được trải nghiệm và cảm nhận hạnh phúc. Nội dung của tác phẩm văn học này mang đến cho người đọc những thông điệp quý giá qua hành trình phục vụ hạnh phúc nhân loại mà công nghệ trí tuệ nhân tạo hướng tới.
Theo tác giả Nguyễn Thị Tú, Trong kỷ nguyên thế giới phẳng, sự thay đổi thế giới không đến từ một quốc gia, một tổ chức hay một bộ phận nào cả, mà đến từ mỗi cá nhân. Bởi vì mỗi cá nhân đều có thể đóng góp rất nhiều cho thế giới, và tất cả chúng ta đều là những người quan trọng. Tôi rất tự hào khi được làm cầu nối của giới tinh hoa trên thế giới đến với độc giả, đưa những kiến thức học thuật trở nên gần gũi hơn với số đông độc giả.
Nhân dịp ra mắt tác phẩm của mình, tác giả Michelle Nguyễn cũng khởi động dự án gây quỹ tặng sách cho trẻ em vùng cao. Toàn bộ doanh thu của cuốn sách “AI trong Kỷ nguyên Khai sáng toàn cầu” sẽ được dành tặng cho dự án. “Tôi muốn hướng tới các em bé vùng núi thiếu sách, khó khăn như tôi khi xưa, để xây dựng thư viện cho các trường THPT, THCS, để các em cũng nhận được những hạt giống tâm hồn như tôi đã từng được nhận”, tác giả chia sẻ.
Là một người thày, ông Nguyễn Đình Thắng – Phó chủ tịch Hội Tin học Việt Nam rất tâm huyết về cuốn sách này của học trò. Vì vậy, chính ông đã định hướng, sửa dự thảo, viết bổ xung nội dung để tác giả viết cuốn sách này truyền tải được thông điệp, giá trị cốt lõi “Mọi giá trị do con người tạo ra nhằm phục vụ hạnh phúc con người” đến với bạn đọc. Ông cho biết, tác giả ý tưởng viết cuốn sách bắt đầu từ tháng 2/2022, sau một diễn đàn về xây dựng một xã hội tương lai với những công nghệ tiên tiến phục vụ mục đích của con người.
Cuốn sách này là kết quả của quá trình tác giả Nguyễn Thị Tú dày công nghiên cứu với tư duy logic và biện chứng và dùng lối văn nhân cách hóa một robot máy để chứng minh giá trị cốt lõi: “Mọi giá trị do con người tạo ra nhằm phục vụ hạnh phúc con người”. Tác giả phác họa cốt truyện sắc, nhân văn, đưa câu chuyện đến gần hơn với mục tiêu cốt lõi. Nhằm thông qua câu chuyện để truyền tải đến bạn đọc tự nhận được giá trị, bài học thực tiễn riêng cho mỗi người.
Cuốn sách được viết dành cho tất cả đối tượng độc giả để có thể hiểu về Al là gì, có thể làm gì để kiến tạo nên một xã hội mưu cầu hạnh phúc. Chủ đề về hạnh phúc như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cuốn sách, bên cạnh đó là những ứng dụng công nghệ giúp con người hạnh phúc hơn. Thông qua cuốn sách này, tác giả mong muốn độc giả, các chuyên gia, nhà sáng tạo sẽ nghiên cứu, đóng góp ra nhiều trí tuệ nhân tạo (Al) phục vụ lợi ích và hạnh phúc của con người.
“Trong một xã hội phát triển, bất định và luôn luôn thay đổi. Bất kỳ phương pháp, giải pháp nào cũng có thể bị thay đổi. Bây giờ là ChatGPT, sau này có thể là công nghệ khác. Mọi thứ tạo ra, dù công nghệ cao mấy đi nữa thì nó chỉ có thể tồn tại khi nó phục vụ được cho hạnh phúc của con người”, ông Nguyễn Đình Thắng nhận định.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF, Mỹ) – cho rằng với sự bùng nổ của công nghệ Al, Việt Nam đang có những cơ hội để được đứng cùng vạch xuất phát với các nước tiên tiến. Trong khi nhiều quốc gia đang tìm tòi con đường cho mình, đây là cơ hội lớn để đi cùng thế giới, tạo ra những sản phẩm mới phục vụ cho hạnh phúc của con người.
Nói về cuốn sách này, Ông Ramu Damodaran, Trưởng Ban Tác động học thuật của Liên Hiệp quốc, Chủ tịch sáng kiến Liên Hợp Quốc 100 năm, Chủ tịch của Liên Hiệp Quốc Centennial chia sẻ, Michelle Nguyen là một trong những con người như vậy. Từ học bổng trong ấn phẩm của Diễn đàn Toàn cầu Boston về Khai sáng Toàn cầu, cô đã rút ra những hạt giống cho một câu chuyện mà tâm trí cô đã gieo trồng, cho phép bén rễ và đơm hoa kết trái. Một câu chuyện mà tôi sẽ không đi vào chi tiết vì sợ làm lộ cốt truyện, nhưng là một câu chuyện xoay quanh một nhà khoa học tạo ra một trợ lý Trí tuệ Nhân tạo, mà theo lời cô là một người máy có khả năng “tự học, cảm nhận và hành động như một con người trong khi khao khát trải nghiệm hạnh phúc của con người.”
Thật là những câu chuyện đầy xúc động. Việc cảm nhận và hành động như một con người, như mỗi người chúng ta vẫn luôn làm, không hề đảm bảo rằng chúng ta sẽ trải nghiệm hết niềm hạnh phúc có trong niềm hân hoan bất tận khi được làm người. Có nhiều lý do giải thích cho sự thiếu chắc chắn này, nhưng một trong số đó là mỗi chúng ta đều quá bị choáng ngợp bởi những nhiệm vụ sinh tồn hàng ngày, điều này ngăn cản loài người chúng ta đạt được khả năng thực sự phát triển thịnh vượng.
Việc thành lập một Xã hội Trí tuệ Nhân tạo Toàn cầu được điều hành bởi Khế ước Xã hội Trí tuệ Nhân tạo mà Diễn đàn Toàn cầu Boston đã lý luận rất thuyết phục có thể giúp hoàn thành nhiều nhiệm vụ này, giải phóng thời gian, tâm trí và trái tim của chúng ta để phát triển và đạt được hạnh phúc nhân văn. Michelle đề cập đến khả năng đó thật dịu dàng và chu đáo trong cuốn sách của mình, nhân cách hóa nhiều cạm bẫy mà hầu hết chúng ta đều biết Al sẽ mang đến dù chúng có tiềm năng to lớn trong việc cải thiện những mặt tốt đẹp trong cuộc sống, cuối cùng chứng minh ý tưởng rằng những gì con người tạo ra thì con người có thể biến đổi.
Theo lời của Thống đốc Michael Dukakis, Chủ tịch Diễn đàn Toàn cầu Boston “Trên thế giới này, ta phải đưa ra quá nhiều đánh giá có các giá trị, đạo đức và luân lý trong đó. đấy là những đánh giá mà con người cần đưa ra, và chúng ta có thể làm được vậy tốt nhất khi hạnh phúc và mãn nguyện. Cuốn tiểu thuyết sâu sắc nhưng dễ hiểu của Michele cho chúng ta thấy một cách thức nhẹ nhàng để làm vậy”
Sau khi cuốn sách được đưa ra trong Diễn đàn Toàn cầu Boston, nó được đánh giá là phù hợp với những gì Liên hợp quốc đang muốn truyền tải về xây dựng một thế giới hòa bình, từ đó gợi ý để đặt tên sách là Kỷ nguyên khai sáng toàn cầu, và cho phép sử dụng logo của Diễn đàn Toàn cầu Boston trên bìa sách.
Theo ông Trường Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, Cuốn sách “Al trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu” là cách dùng lối viết văn học tiếp cận thông minh và hấp dẫn khi kể về câu chuyện của tương lai về dữ liệu lớn. Trí tuệ nhân tạo đang mở ra một trang sử mới cho nhân loại, khi loài người sẽ chung sống cùng với robot và bây giờ chúng ta đang sống chung với robot. Có thể thấy, khi có trí tuệ nhân tạo, con người có một năng suất lao động cao không thể tượng tưởng. Cuốn sách đưa ra những giải pháp giúp thế hệ trẻ (Gen Z) phát huy tốt nhất tài năng, sức sáng tạo. FPT đang triển khai văn hóa ‘Cùng mưu cầu hạnh phúc’ với rất nhiều điểm tương đồng trong cuốn sách này”. Nhưng không phải Al không có mặt trái của nó. “Al là cơ hội và cũng là hiểm họa lớn khi con người sẽ không biết làm gì vì người máy có thể làm thay tất cả công việc chúng ta đang làm. Nó sẽ đưa thế hệ trẻ vào một thế giới sống ảo, tách chúng ra khỏi thiên nhiên và cộng đồng”, ông Trường Gia Bình chia sẻ thêm.
Trong buổi tọa đàm, ra mắt sách Al trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu, câu chuyện về những giá trị nhân văn trong cuốn truyện này được nhiều chuyên gia quan tâm. TS. Nguyễn Quân (Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa VN) nêu quan điểm: “Chúng ta gặp vấn đề lớn trong sự phát triển Al: Al giúp xã hội chúng ta phát triển tốt đẹp hơn. Chúng ta tạo ra Al để Al giúp chúng ta hoàn thiện thế giới. Vì vậy, chúng ta phải nhìn nhận xã hội của Al dưới góc độ có sự tác động tốt hơn để tránh chuyện một nhóm người có thể lợi dụng Al hủy diệt thế giới bằng chiến tranh hạt nhân như hiện chúng ta vẫn lo ngại. Hy vọng cuốn sách của tác giả Michelle Nguyen gợi mở để chúng ta cùng nhau suy nghĩ, cùng nghĩ nhiều đến giá trị nhân văn, bình đẳng hơn, dân chủ hơn trong kỷ nguyên mới”.
The Cuong-Hồng Sơn/nguồn Tạp chí Đông Nam Á.