Trong đó, gần 1/3 không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng và 1/3 doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn này.
Ghi nhận từ các SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) cho thấy, một trong những áp lực và khó khăn lớn nhất của SME hiện nay đó là sự “eo hẹp về tài chính” và khó tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Khó khăn dai dẳng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2018 là năm đầu tiên con số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản lên đến gần 107.000 doanh nghiệp, trong khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chưa tới 131.000 doanh nghiệp. Một báo cáo của Cty Chứng khoán Rồng Việt cũng cho thấy, có đến 80% doanh nghiệp mới thành lập không thể tồn tại quá 3 năm. Nguyên nhân phần lớn xoay quanh việc thiếu vốn.
Do quy mô Cty nhỏ, nguồn vốn chủ sở hữu có hạn nên đối với nhóm SME, tín dụng ngân hàng vẫn luôn được xem là nguồn vốn truyền thống, “chống lưng” an toàn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận thành công được kênh vốn này.
Nhiều SME đang “khát” nguồn tín dụng ngân hàng (Nguồn internet)
Một khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, có đến 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, gần 1/3 không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng và 1/3 doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn này.
Tại một tọa đàm về vốn tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) khẳng định: khó và không tiếp cận được nguồn vốn là khó khăn dai dẳng với các SME Việt Nam bởi họ không có tài sản bảo đảm hợp pháp hoặc không đủ uy tín để vay tín chấp, không có khả năng xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự án khả thi,… để các ngân hàng thương mại xem xét cho vay. Trong khi đó, các ngân hàng tư duy về tính an toàn cao.
Anh Hoàng Tuấn – chủ một doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics chia sẻ: “Trước đây, để thành lập công ty, tôi đã phải bán nhà, đất cũng như huy động vốn từ người thân, nhưng từng đó vẫn chỉ đáp ứng mục tiêu phát triển ngắn hạn. Chúng tôi tìm đến ngân hàng vay vốn để mở rộng kinh doanh và dùng tài sản thế chấp là hàng tồn kho nhưng hồ sơ vay chưa được đồng thuận trong khi hàng tồn kho cũng là giá trị thực của doanh nghiệp. Hiện nay chỉ những doanh nghiệp rất lớn họ mới tính giá trị tồn kho.”
Trong điều kiện chính sách tiền tệ ngày càng thắt chặt hơn và tín dụng bị siết, các ngân hàng sẽ không còn “mặn mà” với các khoản vay từ các SME.
Gỡ nút thắt
Tín dụng ngân hàng khó tiếp cận, nhiều SME chuyển hướng sang các hình thức khác như tham gia phát hành trái phiếu. Dù cánh cửa này có vẻ rộng mở hơn nhưng thực tế kết quả cũng không mấy lạc quan do tính thanh khoản của trái phiếu chưa cao, chưa có các tổ chức xếp hạng tín dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Do vậy, cuộc chơi này được đánh giá dường như chỉ dành cho các ông lớn.
Một lựa chọn khác, các doanh nghiệp SME có thể tìm sự trợ giúp từ các công ty tài chính – một kênh huy động vốn khá phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nguồn “tiếp tế” này hiện nay cũng đang bị chính phủ thắt chặt với những quy định nghiêm ngặt hơn về điều kiện giải ngân và hạn mức tín dụng. Thực trạng này cũng diễn ra tương tự tại thị trường chứng khoán.
Khó khăn chồng chất khó khăn, doanh nghiệp SME “liều mình” để tìm đến các nguồn vốn không chính thức hay còn gọi “tín dụng đen” với lãi suất cho vay cao ngất ngưởng đã dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Trong bối cảnh này, sự xuất hiện của hình thức cho vay ngang hàng với tên gọi P2P Lending được xem là một giải pháp hỗ trợ tài chính mới đầy tiềm năng dành cho SME.
Tiếp cận được nguồn vốn sẽ khơi thông bế tắc cho SME (Nguồn internet)
P2P Lending đã phát triển ở nhiều nước khác nhau kể từ khi xuất hiện lần đầu ở Anh vào năm 2005. Đây là mô hình kinh doanh dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ số kết nối trực tiếp người vay với người cho vay (nhà đầu tư), không thông qua trung gian tài chính.
Số liệu thống kê được Trung tâm Nghiên cứu kinh tế MSB đưa ra trong một báo cáo vừa công bố cho biết, năm 2012, tổng dư nợ cho vay qua kênh P2P trên toàn cầu đạt khoảng 1,2 tỷ USD, năm 2015 con số này lên tới 64 tỷ USD và dự báo có thể lên đến hơn 1.000 tỷ USD đến năm 2025.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia tài chính, nếu được quản lý tốt, P2P Lending có thể góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt đối với các hộ kinh doanh hay doanh nghiệp SME đang gặp khó về vốn.
Thị trường P2P Lending Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó nhiều doanh nghiệp gây chú ý vì những chiến lược kinh doanh đặc biệt giúp tối ưu lợi ích của các chủ thể tham gia và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Đơn cử như VnVon.com – một trong những sàn đầu tư ngang hàng có quy mô lớn hàng đầu Việt Nam.
Đặc thù của VnVon là hoạt động hướng đến các doanh nghiệp SME và do đó, doanh nghiệp đã nghiên cứu nhiều chính sách để mang lại lợi ích tối ưu cho phân khúc khách hàng này, như: đáp ứng nhu cầu vốn mọi lúc, mọi nơi; thủ tục nhanh chóng; kỳ hạn vay linh động.
VnVon cũng hỗ trợ và tư vấn cấu trúc tài chính, quản trị cho doanh nghiệp hay quảng bá hình ảnh, sản phẩm cho doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ số hiện đại.
Đặc biệt, VnVon không yêu cầu tài sản thế chấp đối với khoản vốn vay lên tới 1 tỷ đồng.
Sự xuất hiện của các hình thức tiếp cận nguồn vốn mới với cơ chế thông thoáng như VnVon được kỳ vọng sẽ góp phần khơi thông dòng vốn cho các SME, mở rộng cánh cửa để các doanh nghiệp này có điều kiện bứt phá.
PV