Sinh trưởng trong giàu đình giàu truyền thống nghệ thuật, tất cả tình yêu và kiến thức về tuồng đều được người cha quá cố của mình là NSƯT, nghệ nhân La Cháu – nghệ nhân tuồng cung đình cuối cùng của triều Nguyễn truyền dạy. Bằng tài năng thiên bẩm, sự miệt mài cố gắng trao dồi từng ngày để có được những tiếng vang trong ngày hôm nay.
NSƯT, đạo diễn, nghệ nhân La Thanh Hùng.(Ảnh Trọng Bình)
Người nghệ sĩ nhiệt huyết trên sân khấu
Mỗi nghệ sĩ mỗi khi đã bước lên sân khấu đều mang trong trách nặng nề, phải làm sao phải truyện tải hết những tinh hoa nghệ thuật cho khán giả hiểu hết được. Trưởng thành trong giai đoạn nghệ thuật sân khấu truyền thống ngày càng xa rời công chúng, không còn hình ảnh của những hàng ghế đầy khán giả, thay vào đó chỉ thưa thớt một vài người hứng thú với bộ môn nghệ thuật cổ xưa. Ông chia sẻ: “Vào những thập niên 80, 90 do xuất hiện của phim ảnh và công nghệ phát triển rất mạnh. Thì nhiều người xem truyền hình ( Ti Vi) muốn cái gì đều được đưa đến, thì ai mà ra ngoài sân bãi để ngồi xem tuồng. Giới nghệ sĩ phải theo gánh hát để kiếm sống nhưng dần dần họ không còn sống nổi, các nhà hát còn lại được Nhà nước bao cấp để gìn giữ nghệ thuật truyền thống không mai một theo thời gian”. Đó không còn là nỗi trăn trở của chính ông mà là của các nghệ sĩ sân khấu lúc bấy giờ.
Dù trên sân khấu hay lúc tập luyện đều thấy được hình ảnh của người nghệ nhân đầy nhiệt huyết. (Ảnh Trọng Bình)
Hào quang sân khấu của tuồng không còn như trước nhưng bằng tình yêu, niềm đam mê và nhiệt huyết không bao giờ bỏ cuộc. Người nghệ sĩ ấy vẫn cố bám trụ và vượt qua từng giai đoạn thăng trầm của sân khấu tuồng. Nhiều lúc khó khăn quá, vừa làm nghệ sĩ trên sân khấu nhưng kiêm luôn bán vé ngoài cổng, ông bộc bạch: “Mình chỉ biết làm nghệ thuật để kiếm sống, tâm của mình hướng về nó. Dù không có tiền vẫn làm”. Nhưng khi có khán giả dù ít hay nhiều sân khấu vẫn sáng đèn để phục vụ, một khi đã bước lên sân khấu ông diễn như đây là lần cuối mình diễn, diễn bằng cái tâm và tình yêu của người nghệ sĩ, từng cử chỉ dứt khoát và mạnh mẽ, chất giọng vang lên đầy khí phách khi hóa thân thành nhân vật anh hùng, biểu cảm trên khuôn mặt đầy sinh động. Chính những tình cảm của khán giả như tiếp lửa để ông cháy hết mình trong mỗi đêm diễn.
Hình ảnh nghệ nhân La Thanh Hùng đã in sâu đậm nét trong lòng khán giả yêu tuồng Huế, một nghệ sĩ đầy tài năng với việc hóa thân thành nhiều dạng nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật là một tích cách khác biệt, một cách nhấn nhá giọng khác nhau. Từng ánh mắt cử chỉ của ông đều giúp công chúng có thể hiểu rõ từng nhân vật. Hình ảnh ông Vua yêu dân như thế nào, ánh mắt không dữ tợn như bọn gian quân, lời nói ôn tồn thể hiện tình yêu với muôn dân. Khi thể hiện vai Trung thần, ánh mắt thể hiện sự mạnh mẽ, khảng khái, giọng nói phải thể hiện sự dứt khoát, dáng đi phải thoan thoắt. Các nhân vật được ông biến hóa như khoát một tấm áo hoàn toàn mới cho nhân vật của mình.
Người nghệ nhân có biệt tài nhớ và vẽ hàng trăm chiếc mặt nạ
Đằng sau ánh đèn sân khấu là người đàn ông tỉ mỉ chừng chút một có từng diễn viên chuẩn bị bước lên sân khấu, ánh mắt chăm chú vào khuôn mặt của các nghệ sĩ trong Nhà hát. Người đàn ông với cây bút vẽ được cầm trên tay một cách mềm mại, từng màu vẽ được ông quét lên mặt một cách uyển chuyển, màu đều không có chỗ đậm chỗ lạt, từng đường nét sắc sảo đầy tinh tế. Ông không cần nhìn bất cứ một sách vở nào để có thể họa lại mà tất cả đã nằm hết trong đầu, không phải nhìn đâu cả .Để có một vở tuồng thành công thì người nghệ sĩ không chỉ múa đẹp, hát hay mà phải biết vẽ mặt nạ tuồng cho từng nhân vật thể hiện. Năm 2013, ông tham gia hợp tác khôi phục 150 chiếc mặt nạ tuồng để ứng dụng vào các vở diễn.
Nghệ nhân La Thanh Hùng vẽ mặt cho diễn viên trong nhà hát.
Để có thể vẽ được đòi hòi những nghệ sĩ phải có quá trình, không phải ai cũng có thể vẽ được. Ông cũng là người đầu tiên có thể nhớ và vẽ lại từng chi tiết một của các nhân vật trên gương mặt mình và các diễn viên tuồng khác, giữ gìn nghệ thuật truyền thống cho dân tộc đòi hỏi mỗi nghệ sĩ phải giữ gìn được cái hồn cái tinh hoa của thể loại đó. Việc có thể vẽ lại chính xác từng kiểu nhân vật không hề dễ dàng, mỗi nhân vật đều có từng tính cách, sắc thái khác nhau. “Nói đến nghệ thuật là năng khiếu, còn việc học là cái cầu nối mà thôi. Nó là năng khiếu, chưa chắc anh học lâu anh đã có thể vẽ được, “đằng trời”! làm không được là làm không được. Riêng chú có cái hay về hóa trang mặt nạ tuồng, nói đến tuồng là phải hóa trang, không phải. Tuồng cổ mới hóa trang, các tác phẩm hóa trang đa số là “quân quốc”. Từ mặt nạ ấy, nó có tính biểu trưng từng nhân vật khác nhau và nó có tính áp đặt. Ví dụ đóng vai gian tà xuất hiện biết đóng gian tà, người đóng hiền từ xuất hiện người ta biết anh hiền từ. Còn các nhân vật lịch sử thì không vẽ mặt nạ tuồng. Nó có một cái khuôn nhất định mà mình tự tìm hiểu không cần ai dạy, nó có nguyên lý cơ bản, cộng thêm sự sáng tạo và bàn tay tài hoa. Có nhiều diễn viên học đến lúc chết cũng không vẽ được, không phải ai làm cũng được”.
Đệ tử tầm sư dị- Sư tầm đệ tử nan
Vở Tuồng “Biển động tình người” do Đạo diễn La Thanh Hùng dàn dựng. ( Ảnh Nguyễn Phúc Bảo Minh)
Người nghệ sĩ tài năng trên sân khấu, nghệ nhân tài hoa có thể vẽ hàng trăm chiếc mặt nạ tuồng. Ông cũng đang miệt mài tìm kiếm và phát hiện rất nhiều nghệ sĩ kế cận tài năng, tiếp bước ông gìn giữ bộ môn nghệ thuật truyền thống có từ xa xưa, bằng những vở tuồng do chính mình dàn dựng như: Năm 2004, ông hóa thân vai Tự Đức trong vai diễn “Bùi Viện” do chính tay ông dàn dựng đạt được Huy chương Bạc. Năm 2013, 2015 và 2016 ông liên tục dàn dựng thành công các vở tuồng Ngô Quyền, Lâm Sanh- Xuân Nương, bi kịch Hoàng đế thi sĩ, tìm lại cội nguồn, tất cả đều được đem đi dự thi tại các liên hoan. Năm 2019, ông vừa dàn dựng thành công hai vở “Biển động tình người” và “Tình trong mơ” tại liên hoan tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm 2019. Thông qua các vở chính tay ông dựng đã chấp cánh cho những nghệ sĩ trẻ khẳng định được vị trí của mình.
Ngoài việc đạo diễn các vở tuồng ở Nhà hát, ông còn chịu trách nhiệm giảng dạy và truyền đạt hết kinh nghiệm cho lớp hậu bối, hơn 80% những nghệ sĩ tuồng Huế bây giờ đều là học trò của ông. Tiêu biểu phải kể đến NSƯT Hoàng Hằng, NSƯT Phong Thủy, NSƯT Minh Huệ và rất nhiều nghệ sĩ khác, tất cả đều đạt được rất nhiều thành công. Tuy nhiên, người nghệ sĩ tài hoa lại đau đáu một nỗi niềm của người thầy, người hướng dẫn cho lớp đàn em: “Mình muốn tìm nhất người học trò của mình để gửi gắm một điều gì đó, bởi ngày xưa ông cha ta có câu: “Đệ tử tầm sư dị- Sư tầm đệ tử nản (trò tìm thầy rất dễ nhưng thầy đi tìm một đứa học trò rất là khó), làm sao mà toàn vẹn, đối với nghệ thuật là nhân bất thập toàn. Đứa có giọng hát hay thì diễn không được, có đứa thì diễn được múa được thì giọng không hay. Không phải không có nhưng mà hiếm những học trò toàn vẹn”.
Có rất nhiều dự định trong tương lại phải thực hiện, những vở diễn được ông dàn dựng đang nằm trong kế hoạch để đem đi dự thi và những nghệ sĩ đang chờ ông chắp cánh ước mơ. Thời gian thấm thoát trôi đi như quy luật muôn thuở, không ai có thể chống đỡ được, rồi ông cũng sẽ già đi, cũng không thể đứng mãi trên sân khấu. Ông chỉ sợ mình ra đi khi sự nghiệp đang còn dang dở, nghiệp truyền nghề vẫn chưa thực hiện xong.
Hoàng Nhật