Theo các tài liệu cổ, người Việt xưa đã sử dụng các linh mộc quý để thưởng hương, tịnh hóa pháp đàn trong các nghi thức tâm linh, hoặc trong tu tập thiền định.
Từ thời Trần, văn hóa hương đạo hưng thịnh đã tạo nên những loại dược hương mang mùi thơm đặc biệt giúp tịnh tâm, ích phế (phổi), kiện tỳ… Nay được Ông Lê Thái Bình – Giám đốc Trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt thuộc Viện Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người – Truyền nhân trường phái Thiền Đông A thời Trần kế thừa và phát triển thành Bột Ngũ Linh Thần Mộc. Sau cả ngàn năm, tinh hoa hương đạo xưa được phục dựng và từng bước đi vào văn hóa đương đại của người Việt.
Từ thời Trần, văn hóa hương đạo hưng thịnh đã tạo nên những loại dược hương mang mùi thơm đặc biệt, tịnh tâm, ích phế (phổi), kiện tỳ
Nhà Trần – một trong những triều đại phát triển nhất về và Phật giáo và tín ngưỡng hương đạo.
Phật giáo hưng thịnh, đời sống tâm linh phong phú khiến tín ngưỡng và hương đạo phát triển là một nét nổi bật trong văn hóa thời Trần.
Nhắc tới Phật giáo thời kỳ này, không thể không nói tới Tuệ Trung Thượng Sĩ (Tăng hiệu Thượng Sĩ với hàm nghĩa Bồ-Tát tại gia do đích thân Vua Trần Thánh Tông ban). Tuy là cư sĩ, không xuất gia tu tại chùa nhưng Tuệ Trung Thượng Sĩ là bậc thiền gia đạt đạo – ngọn đuốc sáng chấn hưng Phật giáo và khởi đầu cho tư tưởng thiền nhập thế thời Trần: Khi đất nước có chiến tranh thì đứng lên đánh giặc, hòa bình rồi thì lui về tu thiền. Sau này, tinh hoa thiền tập của ông đã được Vua Trần Nhân Tông kế thừa. Vua đã xuất gia và gây dựng nên Thiền Phái Trúc Lâm khiến cả nước hướng về ngọn núi Yên Tử, giúp việc tu học Phật pháp thật sự sôi nổi, Phật giáo bước vào thời kỳ cực thịnh. Sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ viết rằng “Thời đó, số người cắt tóc làm tăng ni cũng bằng nửa số dân thường”.
Sau này khi về già, tuy được sự hậu đãi của vua Nhân Tông, giữ trọng trách trong triều đình nhưng ông không màng danh lợi và xin về ở ẩn tại tại Ấp Tịnh Bang, nay chính là huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) bây giờ.
Sau khi quy về ở ẩn, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã mang theo những tài liệu về đạo pháp để cứu giúp giác ngộ cho mọi người.
Sau đó, Phật giáo kết thúc giai đoạn cực thịnh từ sau đời sư Huyền Quang (1254-1334), nhường chỗ cho Nho giáo phát triển. Những công thức bí truyền về hương đạo nhà Trần đã dần bị mai một và chỉ được truyền thụ trong dòng dõi hoàng tộc. Theo thời gian, các công thức hương đạo này dần bị lãng quên, những tinh hoa cổ xưa chỉ còn rất ít tài liệu lưu giữ lại cho hậu thế.
Hội đủ duyên lành, kế thừa và phục dựng tinh hoa hương đạo xưa của thế hệ tiền nhân.
Phiến niệm truy tư truyền bản tộc.
Bách niên hương hỏa ức tiên công.
(Tấm lòng tìm hiểu về gia tộc
Trăm năm hương hỏa nhớ công xưa.)
Sinh ra và lớn lên từ làng quê Vĩnh Bảo Hải Phòng (ấp Tịnh Bang thưở xưa), ông Lê Thái Bình đã sớm bén duyên với các hoạt động văn hoá tín ngưỡng của người Việt. Nhờ những vị Thầy là hậu duệ cuối cùng từ thời Trần chỉ bảo, truyền đạt, ông Bình trở thành truyền nhân tiếp theo của trường phái Thiền cổ thời Trần (Thiền Việt ngày nay), đây cũng là nhân duyên đưa ông đến với sứ mệnh phục dựng văn hoá hương đạo truyền thống.
Ông Lê Thái Bình – Giám đốc Trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt thuộc Viện Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người – Truyền nhân trường phái Thiền Đông A Thời Trần
Qua tìm hiểu tinh hoa của các thế hệ tiền nhân, ông Bình cho hay: “Văn hóa hương đạo hưng thịnh nhất vào giai đoạn nhà Trần. Trong đó, trầm hương là loại linh mộc được sử dụng đầu tiên trong chế luyện dược hương như một thuốc quý mà thân cận hoàng gia mới được sử dụng. Tại các tại khu vực ngoài kinh đô Thăng Long thuở đó, đại chúng không có điều kiện để dụng trầm, nên đã tìm ra các loại thảo mộc, lá, rễ cây… để làm hương phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của mình. Những loại tốt và quý, có khả năng làm thuốc còn được dâng tiến Vua, làm phong phú thêm nguồn dược liệu cho cung đình. Những loại dược hương như Hoàng Đàn Lạng Sơn, Sưa Đỏ Quảng Bình, Ngọc Am Hà Giang…được phối trộn cùng Trầm Hương để làm thuốc xông giúp cân bằng chính khí, ích phế, bổ tỳ, tuy nhiên chỉ vua chúa và quý tộc mới được sử dụng và chỉ truyền lại trong nội cung.”
Ông cho hay, để phục dựng lại công thức trên và đưa vào đại chúng một cách thân thiện nhất, ông đã phải tìm hiểu các vùng sản xuất hương nhang khắp Việt Nam để học hỏi những kinh nghiệm dân gian gần như đã bị thất truyền (dẫn đến hệ quả là những nén hương ngày nay đa phần sử dụng nhiều hóa chất, thiếu những nén văn hóa linh thiêng, hoặc du nhập nhang từ Thái Lan, Đài Loan chứ không phải hồn dân tộc Việt…). Sản phẩm Ngũ Linh Thần Mộc được ông phát triển từ đó.
Ngũ Linh Thần Mộc – Tinh hoa hương đạo ngàn năm
Kế thừa từ công thức hương đạo cổ xưa, Ngũ Linh Thần Mộc có chứa nhiều loại linh mộc quý của Việt Nam như Trầm Hương là nguyên liệu chính, kết hợp cùng Sưa Đỏ, Ngọc Am, Tử Đàn, Tử Kinh, An Tức Vân Hương, Hắc Cam Tùng, Long Não Hương và một số dược hương Tây Tạng được ông Bình phát triển theo một tỷ lệ đặc biệt
Ông chia sẻ: “Các loại dược hương trong Ngũ Linh Thần Mộc không phải được phối ngẫu nhiên hay cảm hứng mà tuân theo nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ (Phối Ngũ) được mô tả rất kỹ trong tài liệu cổ. Trong đó có chủ, có thứ, có chính, có phụ, giống như vai trò của vua cùng với các quan trong vương quốc, giúp cho dược hương chính (vua) phát huy tối đa công dụng. Loại dược hương này nâng đỡ mở đường cho các loại khác, tạo thành tổng thể hương thơm vừa có tác dụng thưởng hương, vừa là bài thuốc cho sức khỏe và tinh thần”.
Ngũ Linh Thần Mộc được ông phát triển thành các hình thức dễ sử dụng: Nhang (hương) thắp, Bột hương xông nhà, nụ hương để thưởng hương,…Tùy vào từng trường hợp, có thể sử dụng Ngũ Linh Thần Mộc để thưởng hương hoặc ứng dụng trong đời sống như xông nhà, tẩy uế nơi kinh doanh, sử dụng trong các nghi thức tâm linh, tụng kinh niệm phật, thiền định, yoga..
Ngũ Linh Thần Mộc được ông Bình phát triển thành các hình thức dễ sử dụng: Nhang (hương) thắp, Bột hương xông nhà, nụ hương để thưởng hương…
Tinh hoa của các bậc tiền nhân đã và đang được ông Lê Thái Bình phục dựng và phát triển. Bên cạnh việc khôi phục lại giá trị hương đạo truyền thống với Ngũ Linh Thần Mộc, ông đã kế thừa tinh thần Thiền Đông A nhà Trần để sáng lập nên trường phái Thiền Việt với sứ mệnh đưa Thiền vào cuộc sống hiện đại: Thiền tập không phải là một sự trốn chạy thực tế mà là một phương pháp thực hành giúp nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, mà bất kì ai đều có thể lĩnh hội và thích ứng. Hiện nay Thiền Việt đã trở thành phương pháp Thiền được đón nhận đông đảo và đi vào cuộc sống đương đại như pháp Thiền của người Việt.
Tìm hiểu thông tin về phương pháp Thiền Việt tại: https://hocvienthienviet.edu.vn Tham khảo thêm về Ngũ Linh Thần Mộc tại: https://tramhuongthienviet.vn |
Theo TCĐNA