Theo thống kê sơ bộ, Mỹ, Nga và Thụy Điển chia nhau 3 vị trí dẫn đầu trong thị trường vũ khí toàn cầu.
Năm 2014, Mỹ thu được 36,2 tỷ USD từ buôn bán vũ khí, chiếm giữ vị trí đầu tiên trên thị trường quân sự. Nga chiếm vị trí thứ hai với doanh số 10,2 tỷ USD, tiếp theo là Thụy Điển với 5,5 tỷ USD. Trong Top 5 nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới còn có Pháp và Trung Quốc với 4,4 và 2,2 tỷ USD tương ứng.
Hợp đồng trị giá hàng chục tỷ USD giữa Mỹ với Hàn Quốc, Qatar, Ả Rập Saudi cho phép Washington tiếp tục kiểm soát hơn 50% thị trường vũ khí toàn cầu. Đặc biệt, Mỹ đã tận dụng sự căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên như một cơ hội khi Seoul trở thành khách hàng chính mua vũ khí với các hợp đồng lên tới hơn 7 tỷ USD.
Nga cũng đã tận dụng rất tốt việc tham chiến tại Syria để quảng bá và buôn bán các loại vũ khí, khí tài tối tân của mình khi hết khách hàng tiềm năng đều quan tâm đến các loại vũ khí Nga đang được sử dụng ở Syria. Các đoạn ghi hình không kích và tấn công tên lửa của Nga chống chiến binh khủng bố IS được đăng trên YouTube đã trở thành video clip quảng cáo phổ biến cho vũ khí Nga.
Trong danh sách các khách hàng mua nhiều vũ khí, Iraq chiếm vị trí thứ 2 khi chấp nhận chi tới 7,3 tỷ USD nhập vũ khí để xây dựng lực lượng vũ trang sau khi các lực lượng quốc tế rút quân. Brazil đứng ở vị trí thứ 3 với mức chi 6,5 tỷ USD nhằm tái trang bị cho lực lượng quân đội.
Tính chung trong cả năm 2014, toàn thế giới đã thực hiện các giao dịch vũ khí, khí tài trị giá tới 71,8 tỷ USD.
Hân Hân
Theo Sputnik
Theo Sputnik
Theo KTĐT