Tây Ban Nha cho rằng những điều khoản trong thỏa thuận quản lý vùng Schengen (bao gồm 26 quốc gia) có thể phải được sửa đổi để cho phép tăng cường kiểm tra tại các cửa khẩu nhằm phát hiện những nghi phạm khủng bố.
Ý kiến này được đưa ra sau khi xảy ra cuộc tấn công vào tòa soạn của báo trào phúng Charlie Hebdo bắt đầu một làn sóng bạo lực ở Pháp khiến 17 người thiệt mạng hồi tháng trước.
Cụ thể, trong ngày 12-1, các nhà lãnh đạo EU họp tại Brussels sẽ thảo luận về việc tăng cường kiểm tra việc xuất nhập cảnh trong khu vực Schengen nhưng không làm ảnh hưởng tới nội dung hiệp ước hoặc phá hoại các quyền tự do di chuyển trong khu vực này.
Một cuộc họp của Nghị viện châu Âu
Theo Reuters, một thông báo chung của EU cho biết: "Chúng tôi đồng ý để ngay lập tức tiến hành kiểm tra hệ thống và phối hợp với các công dân hợp pháp nhằm triển khai cuộc chiến chống khủng bố".
Ngoài ra, chính phủ các nước thuộc EU còn đang tìm cách ngăn chặn người châu Âu tham gia đầu quân, chiến đấu cho tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq.
Mối lo ngại tăng lên kể từ khi một người Pháp bị bắt hồi tháng 5 sau khi giết chết bốn người tại Bảo tàng Do Thái ở Brussels. Người này còn bị nghi ngờ là trở về từ tổ chức quân nổi dậy ở Syria.
Các nhà lãnh đạo cũng yêu cầu cảnh sát đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin và hợp tác chặt chẽ, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại nạn buôn bán vũ khí.
Họ cũng sẽ thúc giục các chính phủ nhanh chóng đưa ra các quy định cứng rắn hơn để ngăn chặn nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố, thậm chí có thể đóng băng tài sản nếu tài sản đó được dùng để tài trợ cho khủng bố.
Bản đồ các nước thành viên khối Schengen. Đồ hoạ: BBC.Hiệp ước Schengen là hiệp ước về đi lại tự do do một số nước Châu Âu ký kết. Hiệp ước được thoả thuận xong ngày 19-6-1990. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Tính đến 19-12-2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26 nước: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein (trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh Châu Âu). |