Seatimes – (ĐNA), ngày 15/01/2025, Diễn đàn phát triển quốc tế với chủ đề “Xu hướng phát triển các ngành công nghệ cao trên thế giới và sự phù hợp với Việt Nam năm 2025” đã diễn ra thành công với sự góp mặt của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), và chuyển đổi xanh từ Đài Loan và Singapore.
Sự kiện diễn được ra tại trường Đại học Tôn Đức Thắng TPHCM, thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều tổ chức cơ quan ban nghành quản lý nhà nước ,các viện nghiên cứu, các đơn vị chuyên ngành, các hiệp hội,Trường Đại học và nhiều doanh nghiêp, doanh nhân đứng đầu lĩnh vực này đến từ Hoa Kỳ, Đài Loan , Singapore, Hàn Quốc và các tổ chức, doanh nghiệp trong nước tham dự.
Hội thảo được tổ chức với mục đích kết nối các bộ ban ngành chính phủ, các chuyên gia, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng tạo Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước có thế mạnh trong ngành công nghiệp bán dẫn. và tìm kiếm sự hợp tác trong và ngoài nước thúc đẩy phát triển tạo hệ sinh thái cho nghành công nghiệp bán dẫn – vi điện tử tại Viêt Nam.
Nội dung hội thảo Hội thảo Chương trình Diễn đàn về Xu hướng phát triển các ngành công nghệ cao trên thế giới và sự phù hợp với Việt Nam năm 2025 tập trung vào hai vấn đề chính : Tổng quan về ngành công nghiệp bán dẫn, vi điện tử – trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và AI; Sự phát triển của hệ sinh thái bán dẫn-vi điện tử, trung tâm dữ liệu điện toán đám mây và năng lượng xanh cho ngành công nghiệp này.
Những cơ hội và thách thức của Việt Nam
Trong bối cảnh công nghệ đang trở thành nền tảng cho mọi lĩnh vực, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng nhờ vào lợi thế lực lượng lao động trẻ, chính sách kinh tế cởi mở, và hạ tầng công nghệ ngày càng hoàn thiện. Các chuyên gia tham gia hội thảo khẳng định, với các kế hoạch phát triển mạnh mẽ, Việt Nam có thể trở thành trung tâm công nghệ bán dẫn hàng đầu tại Đông Nam Á trong thập kỷ tới.
Ông Trần Trọng Đạo Hiệu Trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng, phát biểu khai mạc hội thảo Chương trình Diễn đàn về Xu hướng phát triển các ngành công nghệ cao trên thế giới và sự phù hợp với Việt Nam năm 2025
Phát biểu trong chương trình thảo luận ông Võ Xuân Hoài, Phó giám đốc trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia đã trình bầy kế hoạch tổng thể chương trình phát triển nghành công nghiệp bán dẫn Viêt Nam và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với lộ trình 3 giai đoạn, với các mục tiêu cụ thể được đặt ra từ năm 2024 đến năm 2050. Về sự hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ Nhân tạo (AI) NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
“Bán dẫn không chỉ là hạt nhân của thiết bị điện tử mà còn là nền tảng phát triển của AI và dữ liệu lớn. Việt Nam đang xây dựng chiến lược dài hạn để phát triển ngành này thông qua các chính sách ưu đãi và hợp tác quốc tế”, Ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia, nhấn mạnh.
Về vấn đề nguồn nhân lưc để phục vụ cho phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam Ông Hoài cho biết, Việt Nam hiện có hơn 240 trường đại học, trong đó có gần 160 cơ sở đào tạo các chương trình kỹ thuật và công nghệ. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 134.000 sinh viên đăng ký vào các lĩnh vực kỹ thuật. Đây là nguồn nhân lưc rồi dào một thế mạnh tạo tiền đề để phát triển công nghệ của Việt Nam.
Mô hình phát triển công nghệ cao ở Đài Loan
Một trong những điểm nhấn của hội thảo là bài trình bày về mô hình phát triển công nghệ cao ở Đài Loan. Đặc điểm chính của mô hình này bao gồm:
Quy hoạch, phát triển và điều hành bởi chính phủ trung ương.
Đảm bảo sự ổn định trong vận hành thông qua khung pháp lý vững chắc.
Sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước để đảm bảo quyền kiểm soát.
Dịch vụ hỗ trợ một cửa từ chính phủ nhằm đơn giản hóa thủ tục cho doanh nghiệp.
Khuyến khích cả nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao tại các khu công nghiệp khoa học.
Những bài học từ mô hình này mở ra hướng đi cho Việt Nam trong việc xây dựng các khu công nghệ cao tập trung, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, mô hình phát triển Công viên Khoa học (Science Park) đã được Ông Chen-en Ko – Chủ tịch hiệp hội hợp tác Học thuật và Công nghiệp Châu Á, Thái Bình Dương trình bày với các giai đoạn từ tiêu chí thành lập, quy hoạch, quản lý đến tầm nhìn chiến lược:
Quy hoạch: Gồm xây dựng chính sách đặc thù, chọn địa điểm, lập kế hoạch tài chính, và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Quản lý: Triển khai mô hình dịch vụ một cửa với các lĩnh vực như vận hành, phê duyệt dự án, quản lý xây dựng, và phúc lợi lao động.
Tầm nhìn: Đề cao đổi mới, hòa nhập và bền vững với các ưu tiên phát triển ngành công nghiệp tương lai.
Ông Sean Huang, Giám đốc Công nghệ của Công ty JTB Technology, đã chia sẻ về những tiến bộ mới nhất trong việc ứng dụng AI các công cụ quản lý, giám sát và phân tích dữ liệu, với ba nội dung chính:
AI Camera giám sát an toàn tại cảng biển
Giải pháp AI sử dụng hệ thống camera thông minh kết nối với mạng lưới xử lý hình ảnh đồng thời, cho phép giám sát và điều hành các hoạt động tại cảng một cách hiệu quả.
Chức năng chính: Nhận diện và giám sát tàu ra vào cảng, phân tích các thông số như tốc độ, trạng thái tàu (neo đậu, rời cảng, hay vào cảng).
Cảnh báo an toàn: Đánh dấu các khu vực nguy hiểm trong quá trình bốc dỡ hàng.
Cách hoạt động: AI xử lý dữ liệu từ nhiều camera và hiển thị trực tiếp thông tin trên màn hình điều khiển, cho phép người vận hành giám sát toàn bộ cảng và đưa ra cảnh báo khi có nguy cơ.
Mô hình AI dự báo bão và phân tích thời tiết
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong bài thuyết trình của ông Sean Huang là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích và dự báo thời tiết, đặc biệt là bão ở Đài Loan.
Công nghệ sử dụng: Mô hình AI sử dụng dữ liệu lớn từ các vệ tinh khí tượng, radar thời tiết, và cảm biến khí hậu để phân tích các yếu tố thời tiết phức tạp.
Chức năng chính:
Phân tích diễn biến của các hệ thống khí áp, hướng gió, và nhiệt độ biển để dự đoán thời gian và cường độ bão.
Mô phỏng đường đi của bão và phạm vi ảnh hưởng dựa trên các mô hình học máy nâng cao.
Cách hoạt động:
AI xử lý dữ liệu thời gian thực từ nhiều nguồn, sau đó áp dụng thuật toán học sâu để xác định các mẫu hình thời tiết nguy hiểm.
Hệ thống cung cấp thông tin cảnh báo sớm cho các cơ quan quản lý thiên tai, giúp giảm thiểu thiệt hại về người và của bằng cách tối ưu hóa việc sơ tán và phòng ngừa.
Ứng dụng AI tạo hình ảnh chuyển động 3D
AI tạo sinh (Generative AI) cho phép kĩ thuật viên tạo ra hình ảnh hoặc mô phỏng phức tạp chỉ với một vài câu lệnh đơn giản
Chức năng chính: Tạo mô hình 3D từ các dòng lệnh, cho phép phóng to chi tiết hoặc thay đổi chế độ
quan sát (như kính hiển vi).
Cách hoạt động: Người dùng nhập lệnh mô tả, và AI sẽ tạo ra hình ảnh động thể hiện quy trình hoặc cấu trúc chi tiết, hỗ trợ minh họa trực quan cho các ứng dụng công nghệ cao và nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh việc giới thiệu các giải pháp công nghệ AI tiên tiến, ông Sean Huang, Giám đốc Công nghệ của Công ty JTB Technology, đã nhấn mạnh cơ hội quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ tại Việt Nam. Ông đề xuất thiết lập các chương trình hợp tác chuyển giao tri thức và đào tạo chuyên gia AI, dựa trên những thành tựu và kinh nghiệm phát triển khoa học – kỹ thuật hàng đầu từ Đài Loan.
Tiềm năng phát triển tại Việt Nam: Ông Huang cho rằng Việt Nam đang ở vị thế chiến lược nhờ lực lượng lao động trẻ, năng động, và có tư duy sáng tạo. Với chính sách mở cửa và khuyến khích phát triển công nghệ, Việt Nam là một điểm đến lý tưởng để xây dựng các trung tâm đào tạo AI hiện đại.
Cam kết hỗ trợ từ các đối tác Đài Loan:
Ông Huang cam kết sẽ cùng các đối tác trong ngành công nghệ của Đài Loan hợp tác sâu rộng với Việt Nam, nhằm cung cấp chương trình đào tạo thực tiễn, và cơ hội thực tập tại các tập đoàn công nghệ lớn.
Bài thuyết trình của ông Sean Huang đã làm rõ tầm nhìn phát triển bền vững thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực AI, giúp Việt Nam trở thành một trong những trung tâm công nghệ hàng đầu khu vực. Sự kết hợp giữa khoa học tiên tiến và lực lượng lao động chất lượng sẽ tạo nên sức bật cho nền kinh tế số Việt Nam trong những năm tới.
Năng lượng xanh cho ngành công nghiệp bán dẫn
Thảo luận trong phần chủ đề này, Ông David Lewis – Chủ tịch ECV đã trình bày tầm quan trọng của việc áp dụng năng lượng tái tạo và các giải pháp năng lượng bền vững vào ngành công nghiệp bán dẫn, một trong những lĩnh vực đòi hỏi lượng lớn năng lượng để vận hành. Bài thuyết trình của ông tập trung vào các chiến lược cụ thể nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất và vận hành.
Các nội dung chính của bài thuyết trình:
Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất bán dẫn
Giải pháp chuyển đổi sang năng lượng tái tạo: Ông Lewis đề cập đến việc chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng mặt trời và năng lượng gió để cung cấp nguồn điện sạch cho các nhà máy sản xuất chip bán dẫn.
Mô hình áp dụng điện năng lượng mặt trời tích hợp tại chỗ: Các cơ sở sản xuất có thể lắp đặt hệ thống tấm pin mặt trời để tự chủ một phần nguồn điện và giảm phát thải carbon.
Giảm thiểu lượng khí thải carbon thông qua công nghệ xử lý mới
Sử dụng công nghệ khử khí thải trong quy trình sản xuất wafer nhằm giảm phát thải khí nhà kính như SF6 và NF3 – những khí có tác động nghiêm trọng đến môi trường.
Ứng dụng các công nghệ thu hồi và tái sử dụng nước trong quy trình làm sạch vật liệu bán dẫn, giúp giảm lãng phí tài nguyên nước.
Ứng dụng giải pháp AI trong quản lý năng lượng thông minh
Ông Lewis nhấn mạnh khả năng sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng tại các nhà máy sản xuất bán dẫn.
AI có thể giúp dự đoán các giai đoạn tiêu thụ điện cao điểm và điều chỉnh sử dụng điện nhằm giảm tải lưới điện trong các thời điểm đó.
Hợp tác phát triển các giải pháp năng lượng bền vững cho ngành bán dẫn tại Việt Nam
Ông Lewis đánh giá Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn nhờ lực lượng lao động trẻ và chính sách phát triển kinh tế cởi mở.
Ông đề xuất hợp tác với Việt Nam để xây dựng các nhà máy bán dẫn xanh sử dụng công nghệ năng lượng tái tạo và quản lý thông minh, qua đó vừa tăng năng lực sản xuất, vừa giảm thiểu tác động môi trường.
Cam kết chuyển đổi xanh và phát triển bền vững
Trong phần thảo luận về chuyển đổi xanh, hội thảo nhấn mạnh ưu tiên giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện các cam kết tại COP26. Các giải pháp được đề xuất bao gồm:
Chuyển đổi từ sử dụng than sang khí tự nhiên trong phát điện, kết hợp phát triển năng lượng tái tạo và lưu trữ pin.
Tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng để giảm tiêu hao điện năng trên mỗi đơn vị GDP.
Khuyến khích áp dụng công nghệ tuần hoàn nhằm giảm phát thải trong ngành công nghiệp.
Xây dựng đô thị bền vững với vật liệu xây dựng có lượng carbon thấp.
Phát triển giao thông xanh với xe điện trong các khu vực đô thị.
Quản lý đất đai bền vững và trồng rừng nhằm hấp thụ carbon trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo lộ trình, Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (GHG):
2025: Thí điểm sàn giao dịch carbon trong nước, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.
2030:Giảm phát thải GHG 15% bằng nguồn lực trong nước (150 triệu tấn/năm). Giảm 43% nếu có sự hỗ trợ quốc tế đáng kể (400 triệu tấn/năm).
2050: Cam kết dài hạn đạt phát thải ròng bằng “0”, là một trong những nền kinh tế mới nổi tiên phong.
Điều này thể hiện tầm nhìn dẫn đầu trong xu hướng toàn cầu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển các ngành công nghiệp chiến lược như sản xuất chất bán dẫn.
Định hướng phát triển các ngành công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay bao gồm các lĩnh vực trọng tâm:
Sản xuất chất bán dẫn và các ngành công nghệ cao: Được hỗ trợ bởi Nghị định 182/2024/ND-CP.
Đào tạo nhân lực và chính sách hỗ trợ: Tăng cường kỹ năng và cải thiện môi trường làm việc.
Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và R&D: Dựa trên Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.
Cơ sở hạ tầng, phát điện và chính sách đồng bộ: Phụ thuộc vào Quy hoạch phát triển điện lực 8 (PDP8) và các quyết định chiến lược.
Các yếu tố này đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ và chính sách đồng bộ để tạo nền tảng phát triển bền vững.
Hợp tác quốc tế thúc đẩy nguồn nhân lực chất lượng cao
Một nội dung trọng tâm của hội thảo là đề xuất hợp tác chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các đối tác quốc tế và Việt Nam. Giáo sư Pei-Zen Chang từ Đại học Quốc gia Đài Loan và Giáo sư Kuo-Wei Liu từ Đại học Minh Truyền nhấn mạnh việc thiết lập các chương trình đào tạo liên kết có thể giúp Việt Nam đạt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn vào năm 2030.
Bên cạnh đó, ông Edison Chen, Chủ tịch AIH, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng hệ sinh thái xanh cho ngành bán dẫn, từ mô hình các khu công nghệ cao như Tân Trúc (Đài Loan), kết hợp với công nghệ năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Kết luận và triển vọng
Các phiên thảo luận đã mở ra cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp và học viện để xây dựng nền tảng phát triển công nghệ cao tại Việt Nam. Những ký kết ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa các công ty như Sun Power Smart Energy, Saigontel, và EtreeGo với đối tác Việt Nam khẳng định sự cam kết lâu dài và triển vọng phát triển bền vững cho ngành công nghiệp bán dẫn và năng lượng xanh.
Buổi chiều cùng ngày tại Hội thảo Chương trình Diễn đàn về Xu hướng phát triển các ngành công nghệ cao trên thế giới và sự phù hợp với Việt Nam năm 2025 đã diễn ra lễ ghi nhớ và ký kết hơp tác giữa Công ty Sun Power Energy với các công ty Saigontel, công ty Danh Việt, công ty Paytech, Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Hanel và lễ ký kết hơp tác giũa tập đoàn Hùng Đức và công ty MVGX về tư vấn các giải pháp giảm thải Cacbon và tài chính xanh,
Hội thảo khép lại với niềm tin rằng Việt Nam có đủ điều kiện để trở thành trung tâm công nghệ cao toàn cầu nếu tiếp tục đổi mới sáng tạo và xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế chặt chẽ.
Bài và ảnh: Thiên Phúc – Bình Nguyễn
.