• Du lịch
    • Ẩm thực
    • Cẩm nang di lịch
    • Điểm đến
  • Giải trí
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Làm đẹp
    • Mỹ thuật
    • Thời trang
  • Giáo dục
    • Ngành học
    • Tin giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Khoa học
    • Công nghệ
    • Phát minh
    • Tin tức
    • Ứng dụng
  • Kinh doanh
    • Đầu tư – Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
    • Tin Kinh tế
    • Xuất nhập khẩu
  • Pháp luật
    • Kiến thức
    • Phóng sự
    • Tin nhanh
    • Văn bản
  • Y Tế
    • Các bệnh thường gặp
    • Dinh dưỡng
    • Khỏe đẹp
    • Thuốc quanh ta
    • Tin sức khỏe
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Các môn thể thao khác
    • Tin thể thao
    • Xe cộ
    • Xu hướng
  • Tin tức – Sự kiện
    • ASEAN
    • Quốc tế
    • Trong nước
  • TW Hội
    • Hoạt động Hội
    • Tài liệu bổ trợ
    • Thông tin hữu ích
  • Văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Di sản. Lễ hội
    • Bảo tồn, Bảo tàng, Nghệ thuật
    • Nhân vật Sự kiện
    • Sống đẹp
Seatimes - Thời báo Đông Nam Á
  • Du lịch
    • Ẩm thực
    • Cẩm nang di lịch
    • Điểm đến
  • Giải trí
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Làm đẹp
    • Mỹ thuật
    • Thời trang
  • Giáo dục
    • Ngành học
    • Tin giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Khoa học
    • Công nghệ
    • Phát minh
    • Tin tức
    • Ứng dụng
  • Kinh doanh
    • Đầu tư – Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
    • Tin Kinh tế
    • Xuất nhập khẩu
  • Pháp luật
    • Kiến thức
    • Phóng sự
    • Tin nhanh
    • Văn bản
  • Y Tế
    • Các bệnh thường gặp
    • Dinh dưỡng
    • Khỏe đẹp
    • Thuốc quanh ta
    • Tin sức khỏe
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Các môn thể thao khác
    • Tin thể thao
    • Xe cộ
    • Xu hướng
  • Tin tức – Sự kiện
    • ASEAN
    • Quốc tế
    • Trong nước
  • TW Hội
    • Hoạt động Hội
    • Tài liệu bổ trợ
    • Thông tin hữu ích
  • Văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Di sản. Lễ hội
    • Bảo tồn, Bảo tàng, Nghệ thuật
    • Nhân vật Sự kiện
    • Sống đẹp
No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Ẩm thực
    • Cẩm nang di lịch
    • Điểm đến
  • Giải trí
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Làm đẹp
    • Mỹ thuật
    • Thời trang
  • Giáo dục
    • Ngành học
    • Tin giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Khoa học
    • Công nghệ
    • Phát minh
    • Tin tức
    • Ứng dụng
  • Kinh doanh
    • Đầu tư – Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
    • Tin Kinh tế
    • Xuất nhập khẩu
  • Pháp luật
    • Kiến thức
    • Phóng sự
    • Tin nhanh
    • Văn bản
  • Y Tế
    • Các bệnh thường gặp
    • Dinh dưỡng
    • Khỏe đẹp
    • Thuốc quanh ta
    • Tin sức khỏe
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Các môn thể thao khác
    • Tin thể thao
    • Xe cộ
    • Xu hướng
  • Tin tức – Sự kiện
    • ASEAN
    • Quốc tế
    • Trong nước
  • TW Hội
    • Hoạt động Hội
    • Tài liệu bổ trợ
    • Thông tin hữu ích
  • Văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Di sản. Lễ hội
    • Bảo tồn, Bảo tàng, Nghệ thuật
    • Nhân vật Sự kiện
    • Sống đẹp
No Result
View All Result
Seatimes - Thời báo Đông Nam Á
No Result
View All Result
Home Văn hóa Di sản. Lễ hội

Hé lộ giá trị đặc biệt của Tháp đôi Liễu Cốc – Dấu tích độc nhất vô nhị trong hệ thống đền tháp Chăm tại Việt Nam

08/07/2025
in Di sản. Lễ hội
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Seatimes (ĐNA). Qua hai đợt khai quật quy mô vào các năm 2024 và 2025 do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế thực hiện đã hé lộ những dấu tích quan trọng của nền văn minh Champa trên đất Huế. Trong số các phát hiện khảo cổ học, di tích Tháp đôi Liễu Cốc nổi bật như một minh chứng sống động cho sự giao thoa văn hóa lâu đời. Không chỉ góp phần làm sáng tỏ lịch sử khu vực, những phát hiện này còn mở ra hướng phát triển mới cho ngành văn hóa – du lịch, kết nối giá trị di sản Champa với đời sống đương đại của cố đô Huế.

Kiến trúc đặc biệt với hai đền tháp chính, mô hình hiếm gặp trong văn hóa Chăm
Tháp đôi Liễu Cốc tọa lạc tại phường Kim Trà (trước là phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà), thành phố Huế. Đây là một tổ hợp kiến trúc tín ngưỡng của người Chăm được xây dựng vào cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X, nằm bên gò đất phù sa ven sông Bồ, được người Việt tiếp tục sử dụng làm nơi thờ cúng cho đến tận ngày nay. Đặc biệt, khác với nhiều đền tháp Chăm thường chỉ có 01 hoặc 03 tháp thờ chính, Tháp đôi Liễu Cốc là di tích duy nhất tại Việt Nam hiện biết có hai đền tháp chính cùng hiện diện trong một không gian kiến trúc, phản ánh một mô hình tín ngưỡng đặc thù và hiếm gặp của người Chăm xưa.

Qua hai đợt khai quật vào năm 2024 và 2025, kết quả bước đầu đã làm rõ được mặt bằng kiến trúc của tháp Bắc và một phần kiến trúc tháp Nam, đồng thời xác định được hệ thống tường bao phía bắc, phía nam và đường dẫn vào tháp. Với tổng diện tích khai quật gần 150m², chiếm khoảng 6% so với quy hoạch tổng thể khu di tích (2.428m²), các nhà nghiên cứu đã từng bước dựng lại diện mạo kiến trúc ban đầu của một công trình tôn giáo có giá trị vượt trội về mặt nghệ thuật và lịch sử.

Những phát hiện khảo cổ quan trọng từ giai đoạn khai quật thứ hai
Từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6/2025, đoàn khảo cổ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 khai quật di tích. Hai hố khai quật chính và hai hố thám sát được mở tại các vị trí trọng yếu, giúp làm rõ kết cấu mặt bằng của tháp Nam và phần tiền sảnh tháp Bắc. Qua đó, tháp Nam được xác định có cấu trúc hình vuông, gồm bốn phần: móng, đế, thân và mái – trong đó mái đã hoàn toàn sụp đổ, thân tháp chỉ còn lại phần tường phía tây cao gần 5 mét. Tường tháp có độ dày 1,97 mét – dày hơn tháp Bắc – và được xây bằng gạch nung xếp so le với kỹ thuật tinh xảo. Tiền sảnh, cửa chính, các cửa giả ở ba phía cùng các trụ tường đều thể hiện sự đầu tư công phu về mặt kiến trúc và mỹ thuật.

Đặc biệt, đường đi và móng tiền sảnh tháp Bắc cũng được xác định rõ, với cấu trúc lát gạch cắt gọt, nối thẳng đến tháp Cổng. Các hố thám sát cho thấy, tường bao phía bắc và phía nam của khu đền tháp có cấu trúc tương đồng, xác định được giới hạn của khuôn viên chính rộng khoảng 28 mét theo chiều bắc – nam. Không tìm thấy dấu vết của tháp thứ ba, củng cố nhận định đây là một quần thể với hai đền tháp chính duy nhất.

Về kết cấu địa tầng, cả hai tháp đều được xây dựng trên lớp đất phù sa cao từ 3,7–4m so với mực nước biển, có lớp đất laterite và bột gạch gia cố nền móng, phản ánh trình độ kỹ thuật xây dựng cao của người Chăm cổ. Gạch xây tháp được nung già, màu đỏ sẫm, lõi xám đen, thường có vết chải dọc để tạo độ bám dính. Qua khảo sát, các nhà nghiên cứu cũng nhận định rằng người xưa chưa dùng nhựa thực vật hay kỹ thuật mài chập như ở các kiến trúc sau thế kỷ X.

Di vật phong phú, chứng tích sống động cho đời sống tôn giáo và văn hóa
Giai đoạn khai quật năm 2025 đã thu được 9.380 tiêu bản và mảnh hiện vật, trong đó nổi bật là hơn 8.800 mảnh vật liệu kiến trúc như gạch, ngói, đá trang trí. Các hiện vật đá điêu khắc như đầu bò Nandin, biểu tượng linh thiêng trong văn hóa Ấn Độ giáo – cho thấy ảnh hưởng tôn giáo sâu sắc. Đặc biệt, một số mảnh bia ký khắc chữ Phạn được xác định có niên đại từ đầu thế kỷ X, góp phần định vị niên đại xây dựng tháp Nam.

Ngoài ra, đồ gốm men Việt Nam, đồ sành, đồ sứ Trung Quốc (từ thế kỷ X đến XIX) và các vật dụng dân gian như bình vôi, bát hương, đèn… cũng được tìm thấy với mật độ dày đặc, chứng tỏ khu vực này từng là nơi thờ tự kéo dài nhiều thế kỷ, thậm chí được người dân sử dụng đến tận thế kỷ XX. Những di vật này không chỉ có giá trị nghiên cứu mà còn rất tiềm năng cho việc phục dựng không gian trưng bày di tích sau này.

Những khác biệt tinh tế giữa hai tháp , minh chứng cho quá trình kế thừa và phát triển kiến trúc
Dựa vào những dấu vết còn lại, các nhà khảo cổ học nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt về quy mô, kỹ thuật và nghệ thuật trang trí giữa hai tháp. Tháp Nam rộng hơn, được đầu tư công phu hơn, đặc biệt trong các chi tiết như cột trụ, ô hộc, đường xoi rãnh, mái cửa giả… Trong khi tháp Bắc có trang trí đơn giản với hai khối chìm, tháp Nam có đến ba khối chìm tạo chiều sâu và hiệu ứng thị giác mạnh mẽ.

Từ sự khác biệt này, kết hợp với kết cấu địa tầng và phân tích bia ký, các chuyên gia nhận định tháp Bắc được xây dựng sớm hơn vào cuối thế kỷ IX, còn tháp Nam được xây dựng muộn hơn từ 10–20 năm, khoảng đầu thế kỷ X. Điều này phản ánh sự phát triển kế thừa trong phong cách kiến trúc từ Đồng Dương đến giai đoạn sau của Champa.

Hướng tới phát huy giá trị di sản Champa tại Huế
Tháp đôi Liễu Cốc là một trong số 17 đền tháp Champa còn sót lại trên đất Huế, vùng đất vốn từng là ranh giới giữa Đại Việt và Champa thời cổ. Theo thống kê, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có đến 44 di tích liên quan đến văn hóa Champa với hơn 250 hiện vật được kiểm kê, nhưng phần lớn vẫn chưa được khai thác đúng mức. Việc tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn Tháp đôi Liễu Cốc sẽ là điểm khởi đầu quan trọng để định hình một không gian văn hóa Champa rõ nét trong lòng đô thị di sản Huế.

Từ những kết quả đạt được, đoàn khảo cổ kiến nghị cần tiếp tục mở rộng diện tích khai quật để hoàn chỉnh mặt bằng tổng thể của khu đền tháp, đồng thời đầu tư xây dựng mái che bảo vệ hai tháp chính, bảo tồn kết cấu gạch cổ, cải tạo cảnh quan và nghiên cứu phục dựng miếu Dương Phi (Bà Chúa Tháp), nơi người dân địa phương từng thờ tự trong nhiều thế kỷ. Xa hơn, việc thành lập một không gian trưng bày chuyên đề, hoặc một bảo tàng văn hóa Champa tại chỗ, sẽ giúp giới thiệu đầy đủ hơn di sản Champa trên đất Huế với công chúng trong và ngoài nước.

Hương Bình – Minh Anh

Previous Post

Hoa Kỳ có kế hoạch thắt chặt quy định xuất khẩu chip AI cho Malaysia, Thái Lan

Hoàng Hạnh

Tin Nóng

Hé lộ giá trị đặc biệt của Tháp đôi Liễu Cốc – Dấu tích độc nhất vô nhị trong hệ thống đền tháp Chăm tại Việt Nam

Hé lộ giá trị đặc biệt của Tháp đôi Liễu Cốc – Dấu tích độc nhất vô nhị trong hệ thống đền tháp Chăm tại Việt Nam

08/07/2025
Hoa Kỳ có kế hoạch thắt chặt quy định xuất khẩu chip AI cho Malaysia, Thái Lan

Hoa Kỳ có kế hoạch thắt chặt quy định xuất khẩu chip AI cho Malaysia, Thái Lan

08/07/2025
Củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Malaysia

Củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Malaysia

07/07/2025
3 đề xuất quan trọng của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

3 đề xuất quan trọng của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

07/07/2025

BRICS và Tham Vọng Tái Định Hình Trật Tự Kinh Tế Toàn Cầu

07/07/2025

SEATIMES
TRANG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP – TẠP CHÍ ĐÔNG NAM Á

Giấy phép số: 256/GP-TTĐT Ngày 09/10/2018 – Cục PTTH & TTĐT – Bộ TTTT
Tòa soạn: 135 Nguyễn Văn Trỗi, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Hotline: 0908811688 – 0908929999 – 0969887172
Email: seatimes.dna@gmail.com

Cơ quan chủ quản
TW Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam

• Tapchidongnama.vn

• Trung tâm Thông tin và Truyền thông Văn hóa Thể thao
(Hợp tác truyền thông và quảng cáo của Tạp chí Đông Nam Á)
Email: ttvhtt.tapchidongnama@gmail.com
Liên hệ : 0908811688 – 0975161368

No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Ẩm thực
    • Cẩm nang di lịch
    • Điểm đến
  • Giải trí
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Làm đẹp
    • Mỹ thuật
    • Thời trang
  • Giáo dục
    • Ngành học
    • Tin giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Khoa học
    • Công nghệ
    • Phát minh
    • Tin tức
    • Ứng dụng
  • Kinh doanh
    • Đầu tư – Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
    • Tin Kinh tế
    • Xuất nhập khẩu
  • Pháp luật
    • Kiến thức
    • Phóng sự
    • Tin nhanh
    • Văn bản
  • Y Tế
    • Các bệnh thường gặp
    • Dinh dưỡng
    • Khỏe đẹp
    • Thuốc quanh ta
    • Tin sức khỏe
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Các môn thể thao khác
    • Tin thể thao
    • Xe cộ
    • Xu hướng
  • Tin tức – Sự kiện
    • ASEAN
    • Quốc tế
    • Trong nước
  • TW Hội
    • Hoạt động Hội
    • Tài liệu bổ trợ
    • Thông tin hữu ích
  • Văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Di sản. Lễ hội
    • Bảo tồn, Bảo tàng, Nghệ thuật
    • Nhân vật Sự kiện
    • Sống đẹp