Phẫu thuật tim là một lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam vì đây là loại hình kỹ thuật cao, phối hợp nhiều chuyên khoa, kinh phí đầu tư lớn và chi phí rất tốn kém. Phẫu thuật tim hiện đại đòi hỏi phải nhìn thấy rõ các thương tổn trong tim để sửa chữa, điều này chỉ có thể làm được khi tim không còn đập và phổi không trao đổi được oxy. Ca mổ kéo dài 30 phút đến 120 phút nhưng nếu não bộ không được tưới máu trong vài phút thì sẽ chết não, do đó để nuôi sống não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể bắt buộc phải có một hệ thống thay tim phổi bên ngoài cơ thể. Đồng thời để duy trì sự sống cơ tim, người ta phải làm lạnh quả tim. Lillehei năm 1954 đã sử dụng hệ thống tuần hoàn và hô hấp của người mẹ để tiến hành đóng lổ thông liên thất cho một cháu bé. Sau đó, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy tim phổi nhân tạo ra đời mở ra kỷ nguyên mới trong lĩnh vực phẫu thuật tim.
Không chờ đợi đến khi có đủ điều kiện mới thực hiện phẫu thuật tim hở, ngay từ năm 1986, ông và các đồng nghiệp đã bắt đầu với những ca mổ tim kín không đòi hỏi phải làm ngừng tim để sửa chữa với sự giúp đỡ của Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, đồng thời chuẩn bị kế hoạch để triển khai mổ tim hở trong những năm tới .
Năm 1988, ông trúng tuyển nội trú ngoại khoa tại Pháp và đi học chuyên ngành này trong thời gian 18 tháng. Sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Y khoa tại Đại học Y khoa Hà nội (năm 1995), năm 1996, ông được GS. Rioux – Đại học Rennes Pháp chọn làm Trưởng Khoa Lâm sàng tại Trung tâm phẫu thuật tim mạch Pontchaillou. Tại đây, ông đã tự hoàn thiện về kỹ thuật, nâng cao trình độ tổ chức quy trình phẫu thuật tim hở, ông còn tham gia hướng dẫn lâm sàng cho các sinh viên Pháp, bảo vệ xuất sắc luận án AFSA trước hội đồng các giáo sư Pháp.
Ca mổ tim hở đầu tiên do bác sĩ Phú cùng các đồng nghiệp thực hiện tại BVTƯ Huế cho bệnh nhân Nguyễn Xuân Kỳ bị hẹp động mạch vành liên thất trước.
Ngày 28/4/1999 ca mổ tim hở với tuần hoàn ngoài cơ thể được thực hiện cho một cháu trai 14 tuổi để vá lổ thông liên nhĩ. Trong ca mổ này do không có máy trao đổi nhiệt nên bác sĩ phải sử dụng hai xô nước lạnh và nước nóng. Nhưng cả hai ca mổ đều diễn ra tốt đẹp, người bệnh dược phẫu thuật mau chóng bình phục và xuất viện.
Cũng từ thành công của ca ghép tim trên người lấy từ người cho chết não đã tạo động lực cho ê kíp ghép tim và cán bộ bệnh viện thực hiện thành công lần đầu tiên ở Việt Nam ca mổ cấy tim nhân tạo bán phần Heartware cho một bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối vào ngày 6/6/2014.
Thành công triển khai phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện Trung ương Huế đã tỏ rõ tính hợp lý và hiệu quả, tiết kiệm kinh phí đầu tư ban đầu, nâng cao trình độ chuyên môn của các chuyên khoa, làm nền tảng để triển khai các kỹ thuật y học cao về sau như: ghép thận, ghép tế bào gốc, ghép giác mạc, thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật nội soi… Trong lĩnh vực ghép thận, bác sĩ Phú cùng ê kíp ghép đã thực hiên 200 ca ghép thận với tỷ lệ thành công sau 1 tháng là 100%. Ông còn được mời tham gia triển khai ghép thận tại một số BV trong nước…
Ông còn nhiều dự định cho những việc mà tập thể bệnh viện sẽ làm trong thời gian tới như ghép khối tim phổi, ghép tế bào máu cuống rốn, các phương pháp xạ trị ung thư với máy gia tốc tuyến tính hiện đại nhất Việt Nam vừa mới lắp đặt Excesselekta.
"Chúng tôi đã và đang nổ lực không ngừng hoàn thiện trong chuyên môn nghiệp vụ và y đức, đổi mới phương pháp làm việc, tập hợp và phối hợp chặt chẻ với các đồng nghiệp, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, cùng nhau ứng dụng những kỹ thuật điều trị tiên tiến cứu chữa nhiều bệnh nhân nặng, cầu thị hợp tác phát triễn vì sự nghiệp y tế miền trung, sánh vai cùng với các trung tâm y học lớn trong nước và khu vực" – bác sĩ Phú chia sẻ.
Còn tiếp….