Seatimes = (ĐNA). Trong dịp lễ năm nay kéo dài 5 ngày (tương đương kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025), du khách đã đến thành phố Đà Nẵng 610.000 lượt, tăng hơn 50% so cùng kỳ năm 2024. Riêng lượng khách lưu trú ước đạt 230.395 lượt, trong đó khách quốc tế ước đạt 105.000 lượt, tăng 44%. Tổng lượt khách tham quan và lưu trú du lịch đến Quảng Nam dịp lễ 30/4-1/5 (05 ngày từ 30/4-4/5/2025) ước đạt 282.000 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó khách quốc tế ước đạt 143.000 lượt, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024, khách nội địa ước đạt 139.000 lượt, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2024.
Du khách đến Đà Nẵng tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2024
Một số khu điểm du lịch đón được lượng khách lớn trong 05 ngày nghỉ lễ năm nay như Khu du lịch Sun World Bà Nà Hills, Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Danang Downtown, Mikazuki Water Park 365, Bảo tàng Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, Hải Vân Quan…

Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, trong các ngày từ 30/4 – đến 2/5, công suất buồng phòng ước đạt 85%, hầu hết các cơ sở lưu trú đạt 100% công suất (từ khu vực trung tâm, tập trung đông khách du lịch hoặc các khu vực xa trung tâm như tuyến biển Nguyễn Tất Thành, khu vực Liên Chiểu, khu vực Hòa Bắc, Hòa Ninh).
Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng cho biết, trong 5 ngày tính từ ngày 30/4 đến hôm nay (4/5/2025), có 654 chuyến bay đến Đà Nẵng (261 chuyến bay quốc tế; 393 chuyến bay nội địa), tăng khoảng 12% so với ngày thường. Trung bình mỗi ngày đón khoảng 130 chuyến bay (52 chuyến quốc tế và 78 chuyến quốc nội).

Lượng khách trải nghiệm du ngoạn sông Hàn đạt hơn 18100 ngàn lượt. Lượng khách đến Đà Nẵng bằng tàu hoả trong dịp lễ này đạt hơn 13.600 lượt.
Cũng trong dịp lễ năm nay, cảng Tiên Sa đón chuyến tàu biển (AIDAstella, quốc tịch Italia, dO Hãng AIDA Cruises của CHLB Đức đóng) cập bờ đúng vào ngày 30/4. Siêu du thuyền này đưa hơn 2.000 du khách (đa quốc tịch: Mỹ, Anh, Đức, Canada, Hà Lan…) đến tham quan các điểm đến nổi tiếng của thành phố như danh thắng Ngũ Hành Sơn, Chùa Linh Ứng – Sơn Trà, Bảo tàng Điêu khắc Chăm…
“Đường hoa biển 2025” của thành phố chính thức được khai trương trong dịp 30 tháng 4, 1 tháng 5 năm 2025. Ảnh: Tấn Linh.
30/4-01/5 năm nay, người dân được nghỉ 5 ngày, từ ngày 30/4 – 04/5/2025, , với nhiều hoạt động, sự kiện về văn hoá, thể thao và du lịch được tổ Ngoài yếu tố thời tiết rất thuận lợi,trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 – 1/5/2025, thành phố Đà Nẵng có rất nhiều hoạt động – sự kiện văn hóa – nghệ thuật – thể thao phục vụ du khách.
Trong đó, nổi bật là chương trình Khai trương mùa du lịch biển 2025 (kéo dài từ ngày 26/4 đến 2/5/2025) với chủ đề “Vũ Điệu Sóng Xanh” tại công viên Biển Đông, bán đảo Sơn Trà, các bãi biển Mỹ An, Mỹ Khê, T18, tuyến biển Nguyễn Tất Thành…
Du khách quốc tế chụp ảnh lưu niệm ở Đường hoa biển 2025. Ảnh: Tấn Linh.
Các hoạt động điểm nhấn gồm Hội thi Cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2025; Hội thi Sub DANANG COLOR RACE 2025, Giải bơi biển “Vượt sóng mùa hè Đà Nẵng 2025”; Biểu diễn diều nghệ thuật; Ngày hội môi trường biển với chủ đề “Biển cần bạn, bạn cần biển”; Trưng bày mô hình checkin nghệ thuật; Trưng bày triển lãm “Khoảnh khắc Sơn Trà” và vẽ tranh trực hoạ;; Ngày hội thể thao bãi biển; Trình diễn thể thao biển… Khai trương “Đường hoa biển 2025”.
Đặc biệt, chương trình kích cầu thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng – Đa trải nghiệm (Enjoy Da Nang 2025 – Diverse Experience) mang đến nhiều ưu đãi miễn phí, giảm giá dịch vụ hấp dẫn dành cho khách du lịch quốc tế và nội địa, khách du lịch quốc tế quay trở lại Đà Nẵng (chương trình sẽ áp dụng xuyên suốt đến tháng 12/2025, và được triển khai đồng bộ trên các kênh thực hiện: website enjoydanang.vn, fanpage Danang FantastiCity, quầy thông tin du lịch – Ga đến sân bay Quốc nội và Quốc tế Đà Nẵng, Trung tâm Hỗ trợ Du khách, kênh OTA Traveloka, các công ty lữ hành tham gia nhóm bán combo kích cầu…).

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đà Nẵng cũng cho biết, “Tổ phản ứng nhanh du lịch” đã trực 24/24 để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ kịp thời các sự cố liên quan. Theo ghi nhận đến sáng 4/4/2025, chưa có du khách, nhóm du khách nào có phản ảnh không hài lòng về điểm đến du lịch Đà Nẵng. . Tổ chỉ tiếp nhận và đã kịp thời phối hợp xử lý một số tình huống phản ánh của khách du lịch, chủ yếu về chậm (hoặc chưa thể) bố trí được phòng cho khách kịp thời do quá tải, khách check-out muộn, hoặc lỗi phần mềm không nhận được booking…
“Chúng tôi đã bố trí lực lượng tăng cường trực cứu hộ, trực đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn dọc 2 tuyến biển đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa, đường Nguyễn Tất Thành và bán đảo Sơn Trà; nhắc nhở, hướng dẫn người dân và du khách tắm biển, tham quan tại bán đảo Sơn Trà.

Anh chị em làm nhiệm vụ cũng kiểm tra, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, quản lý đối với các hoạt động vui chơi giải trí biển, dù lượn không động cơ tại bán đảo Sơn Trà…, hướng dẫn các doanh nghiệp bắt buộc có các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách khi tham gia các hoạt động”ông Nguyễn Đức Vũ – Trưởng Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết.
Cũng trong dịp 30/4 và 1/5/2025, lần đầu tiên, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức trình chiếu Câu chuyện Đà Nẵng với công nghệ 3D Mapping (tại mặt tiền cơ sở 42 Bạch Đằng. Có 2 suất chiếu mỗi đêm 29/4, 30/4, và 1/5/2025. Riêng tối 30/4 để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, Bảo tàng đã có thêm suất chiếu thứ 3.
Với mục tiêu không ngừng đa dạng hóa thị trường khách quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành du lịch thành phố , trong các ngày 23-25/4/2026; Ngành Du lịch Đà Nẵng, lần đầu tiên tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế KITF (Kazakhstan International Tourism Fair) diễn ra tại thành phố Almaty, Kazakhstan.

KITF là một trong những hội chợ du lịch uy tín và lớn nhất khu vực Trung Á, thu hút sự tham gia của hàng trăm đơn vị lữ hành, hãng hàng không, tổ chức xúc tiến du lịch từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự kiện lần này đánh dấu cột mốc quan trọng khi Đà Nẵng chính thức giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc sắc, cùng những tiềm năng vượt trội về nghỉ dưỡng, giải trí và văn hóa đến thị trường Kazakhstan nói riêng và khu vực Trung Á nói chung.
Được biết hiện nay, khu vực Trung Á đang dần trở thành một trong những thị trường khách tiềm năng của thành phố Đà Nẵng với dự kiến khoảng 10.000 khách/1 tháng do các đường bay đang dược khai thác: – Đường bay charter từ Astana và Almaty (Kazakhstan) – Đà Nẵng do Crystal Bay, Rustar tour và Vietjet Air khai thác từ 30/3 – 25/10/2025, tần suất 4 chuyến/tuần; Anex tour và Azur Air khai thác từ 10/4 – 17/10/2025 với tần suất 4 chuyến/tuần, Selfie Travel và Scat Airlines khai thác từ ngày 10/4/2025 với tần suất 2 chuyến/tuần. – Đường bay charter Tashkent (Uzbekistan) do Centrum-Air Airways khai thác đã chính thức khai thác từ ngày 27/4/2025, tần suất 1 chuyến/tuần.

Quảng Nam ghi nhận lượng du khách tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Trao đổi nhanh với phóng viên Tạp chí Đông Nam Á, ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, trong dịp lễ này, tổng lượt khách tham quan và lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 131.000 lượt, tăng 41% so cùng kỳ năm 2024, trong đó khách quốc tế ước đạt 58.000 lượt, tăng 11% so cùng kỳ năm 2024, khách nội địa ước đạt 73.000, tăng 93% so cùng kỳ năm 2024. Công suất sử dụng phòng nhóm khách sạn từ 3 đến 5 sao đạt trên 90%, nhóm khách sạn từ 1 đến 2 sao đạt khoảng 60-65%, trong đó, lượng khách du lịch nội địa tăng mạnh vào ngày 30/4/2025. Đây là tín hiệu tốt sau nhiều nỗ lực quảng bá, xúc tiến, nâng cao chất lượng, tung ra nhiều sản phẩm ưu đãi của ngành du lịch và cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch tỉnh Quảng Nam.
“Trong tương lai, khi thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam sáp nhập, địa thế đặc biệt của Đà Nẵng kết hợp với kho tàng di sản văn hoá vật thể, phi vật thể cùng lối sống đậm chất xứ Quảng sẽ trở thành nền tảng quan trọng để phát triển du lịch văn hoá và nghỉ dưỡng, đưa thành phố Đà Nẵng mới trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực”. Ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam khẳng định.

Từ đầu tháng 4/2025, tỉnh Quảng Nam triển khai chương trình kích cầu du lịch năm 2025 với chủ đề “Quảng Nam – Miền xanh di sản”, tổng giá trị ưu đãi tương đương 10 tỷ đồng, nhằm thu hút khoảng 8,4 triệu lượt khách trong năm nay. Chương trình diễn ra từ tháng 4 đến tháng 11, gồm giai đoạn 1 “Quảng Nam – Cảm xúc mùa hè” từ tháng 4 đến tháng 8 và giai đoạn 2 “Mùa vàng xứ Quảng” từ tháng 9 đến hết tháng 11. Đây được xem là cơ hội để tỉnh Quảng Nam chứng tỏ là điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực.
Trước lễ, một số nền tảng cũng ghi nhận Hội An nằm trong top 10 điểm đến trong nước được khách nội địa quan tâm tìm kiếm nhiều nhất. Một số điểm đến thu hút lượng lớn khách nội địa tại Quảng Nam dịp này như: Phố cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, Vinwonders Nam Hội An, Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang…

Trình diễn lá cờ Tổ quốc 700m² trên đảo Ký ức Hội An
Những ngày qua nhiều du khách đến đảo Ký ức Hội An rưng rưng xúc động khi được chứng kiến tiết mục trình diễn lá cờ đỏ sao vàng khổng lồ.
Trên sân khấu thực cảnh, xen lẫn giữa các show diễn nghệ thuật là hình ảnh lá cờ Tổ quốc được diễn viên căng rộng trên diện tích hơn 700m². Chiều ngang lá cờ là 22m, rộng 32m.”Chúng tôi trình diễn lá cờ này từ 23-4 đến 4-5. Đây không chỉ là điểm nhấn nghệ thuật mà còn là lời tri ân sâu sắc gửi đến Tổ quốc và lịch sử dân tộc, mừng 50 năm thống nhất đất nước, mong đất nước mình mãi bình yên, giàu đẹp, ấm no, hạnh phúc. Lá cờ với sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng bay trên nền sân khấu lớn đã tạo hiệu ứng và cảm xúc đặc biệt thiêng liêng” – đại diện đảo Ký ức Hội An nói.

Với nhiều chính sách kích cầu hấp dẫn, đưa thêm sản phẩm mới đặc sắc, tạo không khí rộn ràng, nhiều địa điểm du lịch tại Quảng Nam đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 như: Phố cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, rừng dừa Bảy Mẫu…
Theo nhận định của Tạp chí Đông Nam Á, việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam trong tương lai sẽ tạo ra một thực thể đô thị – văn hoá vô cùng đặc biệt. Địa thế chiến lược của Đà Nẵng với hạ tầng giao thông hiện đại, cảng biển, sân bay quốc tế, kết hợp với kho tàng di sản vật thể, phi vật thể của Quảng Nam như Hội An, Mỹ Sơn, cùng lối sống mộc mạc, nghĩa tình của người xứ Quảng, sẽ tạo ra một nền tảng rất vững chắc để phát triển du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng. Đây sẽ là cú hích mạnh mẽ để Đà Nẵng mới trở thành trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á, thu hút du khách không chỉ bằng cảnh đẹp mà còn bằng chiều sâu văn hoá.
Với sự kết hợp này, thành phố Đà Nẵng sau khi sáp nhập có thể xây dựng những tuyến du lịch đặc sắc, từ biển Mỹ Khê, Bà Nà Hills, đến phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, làng nghề truyền thống Quảng Nam. Đây không chỉ là nghỉ dưỡng, mà là một hành trình khám phá văn hoá, lịch sử, ẩm thực, con người. Nếu làm tốt công tác quảng bá và bảo tồn di sản, Đà Nẵng mới hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với những điểm đến nổi tiếng khác trong khu vực như Bali hay Phuket.
Trần Ngọc – Thế Nguyễn