Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang tìm kiếm các hỗ trợ từ Liên Hợp Quốc trong việc giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư. Nguồn: UN News Centre
Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 tăng 7%, tuy nhiên, điều này chưa có sự đảm bảo đáng kể trong triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu.
Theo ESCAP, trong khi khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn làm một trong những khu vực năng động nhất của nền kinh tế toàn cầu, thì tăng trưởng về thương mại và đầu tư vẫn chưa hồi phục về trạng thái trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 nổ ra.
Thư ký điều hành ESCAP – TS. Shamshad Akhtar nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tái cân bằng kinh tế của những cái bóng bị đúc dài bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
"Một phần điều này đòi hỏi việc tập trung vào giá trị gia tăng nội địa của hàng xuất khẩu, thay vì mỗi quốc gia tự tăng khối lượng xuất khẩu thô một cách đơn độc", bà cho hay.
TS. Ravi Ratnayake, Giám đốc Phòng Thương mại và Đầu tư ESCAP, nhận định để thành công trong thế giới toàn cầu hóa, các nước sẽ cần phải tăng cường khả năng cạnh tranh và tìm ra lĩnh vực mà họ có thể tích hợp tốt nhất trong các chuỗi giá trị.
Một điều đáng chú ý là vùng Đông Bắc Á nắm tới 60% kim ngạch xuất -nhập khẩu năm 2013. Tương tự, 65% dịch vụ xuất khẩu từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương do 6 nền kinh tế nắm giữ, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc. Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á trở thành các khoảng trống về thương mại, đầu tư và là một thị trường bỏ ngỏ về dịch vụ trong sự phát triển về kinh tế.
"Điều này cho thấy vẫn còn những khoảng trống lớn giữa các quốc gia về khả năng cạnh tranh thương mại cũng như tiềm năng, mức độ đa dạng hóa, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, vẫn chưa được khai thác" – một trong các kết luận mà bản điều tra kinh tế đưa ra.
Điều này rõ ràng ảnh hưởng tới bối cảnh chung khi ESCAP cho biết, tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu dịch vụ thương mại của khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2014 ở mức 5,2%, giảm so với tỷ lệ 5,5% trong năm 2013.
Một điểm nhấn tích cực là khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang là một những điểm đến của vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) với sự xuất hiện của công ty nhỏ và vùng đầu tư mới trên một quy mô lớn hơn, báo cáo cho hay.