Ông Lê Ân (trái) và ông Phạm Ngọc Lâm
Tử hình vì lập ngân hàng huy động vốn để lừa đảo
Đại gia Lê Ân, một trong những cái tên được nhắc rất nhiều trên các mặt báo trong thời gian gần đây. Những câu chuyện về vị đại gia này có lẽ sẽ còn quá nhiều điều để nói, bởi cuộc đời của Lê Ân với nhiều ‘cung đoạn’, biến cố, khi là tay không rồi lại trở thành đại gia hào nhoáng.
Ông Lê Ân sinh năm 1938, là con thứ 5 trong một gia đình đông con ở Quảng Nam. Đầu tiên, những sải chân kiếm sống đưa Lê Ân về vùng kinh tế mới, rồi tham gia vượt biên để kết cục phải ngồi tù.
Những biến cố cuộc đời Lê Ân không dừng lại ở đó. Năm 2000, Lê Ân cùng 6 thành viên trong ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Vũng Tàu (VCSB) bị bắt nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Sau đó, ông bị tuyên phạt 20 năm tù giam với tội danh “Cố ý làm trái”, án phạt chung thân với tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và án tử hình với tội danh “Lập ngân hàng huy động vốn để lừa đảo”. Tổng cộng hình phạt là tử hình.
Như một phép lạ, Lê Ân làm đơn kháng cáo và giao nộp toàn bộ các chứng từ của VCSB cho cơ quan điều tra để chứng minh mình vô tội và đã được giảm án xuống còn 12 năm tù. Trong thời gian thụ án, do cải tạo tốt nên Lê Ân được cho ra ở nhà ngoài và đặc xá ra tù trước thời hạn (năm 2005) sau có 5 năm thụ án.
Không chỉ nổi danh là một đại gia tiền tỷ với những siêu xe, khu nghỉ giưỡng, sắm giường triệu đô. Lê Ân còn gây không ít ‘ồn ào’ với tuyên bố lấy được cả 5 người vợ đồng trinh.
Chung thân vì buôn lậu và hối lộ
Cuộc đời Phạm Ngọc Lâm trầm luân hết từ ánh sáng lại vào bóng tối, rồi từ bóng tối lại đi ra ánh sáng. Để thành công được như ngày hôm nay, doanh nhân này đã phải lăn lộn, bôn ba, thậm chí là vướng cả vào vòng lao lý
Ở tuổi 29, Phạm Ngọc Lâm từng được giới buôn xe hơi TP.HCM xem như một “ông trùm” quyền lực. Nhưng năm 2000, ông phải ra trước vành móng ngựa, đối diện với án tử hình do liên quan tới vụ án Tân Trường Sanh. Trong vụ án này, nếu như Trần Đàm được xem là “ông trùm” đường dây buôn lậu xe hơi thì Phạm Ngọc Lâm được xem là cầm đầu đường dây buôn lậu xe hơi nhập khẩu. Bị bắt cuối năm 1997, bị kết án 2 án tù chung thân, một vì buôn lậu, một vì đưa hối lộ vào năm 2000. Ông nêu nguyện vọng khắc phục hậu quả bằng cách nộp tài sản, hơn 40 triệu USD. Với ông, tưởng như mọi cách cửa tương lai đã đóng chặt.
Đầu năm 2005, ông được đặc xá trước thời hạn (sau có 5 năm thi hành án) nhờ khắc phục hậu quả và cải tạo tốt.
Những ngày qua, cái tên Phạm Ngọc Lâm liên tục được nhắc đến liên quan đến đề án đầu tư đội tàu 100 chiếc để đánh bắt, khai thác thủy hải sản xa bờ, đưa tàu và máy bay ra Hoàng Sa. Ông Phạm Ngọc Lâm hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải.
Kế hoạch kinh doanh “khủng” của Đức Khải tuy mới được ông chủ Phạm Ngọc Lâm “ấp ủ“, đang chờ chính phủ phê duyệt, nhưng đã làm “xôn xao” dư luận, bởi ý tưởng táo bạo vừa bởi thời điểm trình dự án.
Xem thêm>>> Chuyên án vây bắt trùm Minh sâm