Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C45 – Bộ Công an) ngày 5-9 cho biết đang mở rộng điều tra đường dây bán logo “xe vua”, bảo kê xe quá tải nhằm trục lợi hàng tỉ đồng vừa bị triệt phá trước đó.
Hai nghi can Lê Thị Cẩm Vân và Trần Văn Thới tại cơ quan công an Ảnh: C.T.V
Hai nghi can Lê Thị Cẩm Vân và Trần Văn Thới tại cơ quan công an Ảnh: C.T.V
Theo một nguồn tin từ C45, trước khi kiếm tiền bằng cách bán logo “xe vua”, bà Lê Thị Cẩm Vân (cầm đầu đường dây bán logo “Xe chở hàng”) là chủ một cơ sở kinh doanh gạch tại tỉnh Tây Ninh. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, Vân học được nhiều “mánh khóe” nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.
Nắm được nhu cầu chở hàng quá tải của nhiều tài xế, Vân tổ chức in logo “xe vua” rao bán nhằm trục lợi. Từ ngày tham gia vào việc làm ăn phi pháp này, kinh tế của Vân phất lên nhanh chóng. Trước khi bị bắt, Vân sở hữu nhiều tài sản có giá trị lớn cũng nhờ việc bán logo “xe vua”.
Việc làm ăn của ông Trần Văn Thới cũng liên quan đến lĩnh vực vận tải hàng hóa nên khá thông thạo các “chiêu” né trạm, xin xỏ CSGT, thanh tra giao thông khi bắt đầu hình thành đường dây bán logo “xe vua”. Bắt đầu hoạt động vào tháng 6-2013, chỉ 2 năm sau, ông trùm này đã phát triển mạng lưới với 2.000 xe được bảo kê.
Điểm chung của cả hai đường dây trên là các đối tượng tự xưng người thân hoặc có quen với CSGT để lừa gạt các tài xế nhằm bán logo bảo kê. Trong quá trình hoạt động, hai đối tượng thuê nhiều đàn em canh gác lực lượng CSGT, thanh tra giao thông để báo lại khi các lực lượng này đi tuần tra hoặc lập chốt kiểm soát giao thông. Những người này được trả lương với giá 3 triệu đồng/tháng. Tại cơ quan công an, Vân và Thới khai hiện vẫn còn hàng chục băng nhóm liên quan đến việc bán logo “xe vua”. Còn theo nhiều người dân sống ở xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh), họ từng chứng kiến bà Vân và ông Thới qua lại với nhau.
Một số tài xế đã từng mua logo của Vân cho biết trong trường hợp “xe vua” bị lực lượng chức năng thổi phạt thì họ sẽ gọi cho bà trùm này để được ứng cứu. Thế nhưng, Vân chỉ nhận “xin” trong trường hợp xe chở quá tải còn những lỗi vi phạm khác tài xế tự lo liệu.
Nguồn tin từ C45 cho biết theo kết quả điều tra ban đầu, vẫn chưa phát hiện những người làm ở các cơ quan công quyền tham gia 2 đường dây bán logo “xe vua”.
Tràn lan kỷ vật chiến tranh
Tràn lan kỷ vật chiến tranh
Vũ khí tự chế: Công an cũng phải giật mình
Xóa bệnh hình thức
Cần xử lý nghiêm côn đồ hành hung nhà báo
Thực sự là ngày hội
05/09/2015 22:03
Tại cơ quan công an, Lê Thị Cẩm Vân và Trần Văn Thới khai hiện vẫn còn hàng chục băng nhóm liên quan đến việc bán logo “xe vua”
Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C45 – Bộ Công an) ngày 5-9 cho biết đang mở rộng điều tra đường dây bán logo “xe vua”, bảo kê xe quá tải nhằm trục lợi hàng tỉ đồng vừa bị triệt phá trước đó.
Hai nghi can Lê Thị Cẩm Vân và Trần Văn Thới tại cơ quan công an Ảnh: C.T.V
Theo một nguồn tin từ C45, trước khi kiếm tiền bằng cách bán logo “xe vua”, bà Lê Thị Cẩm Vân (cầm đầu đường dây bán logo “Xe chở hàng”) là chủ một cơ sở kinh doanh gạch tại tỉnh Tây Ninh. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, Vân học được nhiều “mánh khóe” nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.
Nắm được nhu cầu chở hàng quá tải của nhiều tài xế, Vân tổ chức in logo “xe vua” rao bán nhằm trục lợi. Từ ngày tham gia vào việc làm ăn phi pháp này, kinh tế của Vân phất lên nhanh chóng. Trước khi bị bắt, Vân sở hữu nhiều tài sản có giá trị lớn cũng nhờ việc bán logo “xe vua”.
Việc làm ăn của ông Trần Văn Thới cũng liên quan đến lĩnh vực vận tải hàng hóa nên khá thông thạo các “chiêu” né trạm, xin xỏ CSGT, thanh tra giao thông khi bắt đầu hình thành đường dây bán logo “xe vua”. Bắt đầu hoạt động vào tháng 6-2013, chỉ 2 năm sau, ông trùm này đã phát triển mạng lưới với 2.000 xe được bảo kê.
Điểm chung của cả hai đường dây trên là các đối tượng tự xưng người thân hoặc có quen với CSGT để lừa gạt các tài xế nhằm bán logo bảo kê. Trong quá trình hoạt động, hai đối tượng thuê nhiều đàn em canh gác lực lượng CSGT, thanh tra giao thông để báo lại khi các lực lượng này đi tuần tra hoặc lập chốt kiểm soát giao thông. Những người này được trả lương với giá 3 triệu đồng/tháng. Tại cơ quan công an, Vân và Thới khai hiện vẫn còn hàng chục băng nhóm liên quan đến việc bán logo “xe vua”. Còn theo nhiều người dân sống ở xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh), họ từng chứng kiến bà Vân và ông Thới qua lại với nhau.
Một số tài xế đã từng mua logo của Vân cho biết trong trường hợp “xe vua” bị lực lượng chức năng thổi phạt thì họ sẽ gọi cho bà trùm này để được ứng cứu. Thế nhưng, Vân chỉ nhận “xin” trong trường hợp xe chở quá tải còn những lỗi vi phạm khác tài xế tự lo liệu.
Nguồn tin từ C45 cho biết theo kết quả điều tra ban đầu, vẫn chưa phát hiện những người làm ở các cơ quan công quyền tham gia 2 đường dây bán logo “xe vua”. |
LÊ PHONG – YÊN PHÚ