Cửa hàng của chị Ekimo tại phố Hai Bà Trưng – thành phố Huế cửa hàng chị mở ra nhằm tiêu thụ nông sản cho nhiều hộ nông dân và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong và ngoại thành phố Huế.
Chị Emiko (38 tuổi) là Giám đốc của nhịp cầu Châu Á Nhật Bản ( Bridge Asia Japan – BAJ) tại Huế. BAJ là một tổ chức phi chính phủ tại Nhật Bản, đối tác của JICA triển khai các dự án cộng đồng và phát triển bền vững tại Việt Nam và Myanmar.
Chị Ekimo với cửa hàng nông sản sạch ở Huế
Chị đã sống và lập gia đình tại Việt Nam đã gần 15 năm nay, nên vốn tiếng việt của chị rất sành sỏi. Tại Huế, dự án BAJ đã được triển khai hơn 3 năm nay, lúc đầu dự án kết hợp với phòng kinh tế của thành phố Huế triển khai hổ trợ hầm khí học biogas cho các phường. Cùng với việc hổ trợ hầm biogas, dự án kết hợp và phát triển chăn nuôi nên các sản phẩm đều do người dân nuôi, trồng đều sử dụng phân bón hữu cơ, thức ăn cho gia súc gia cầm đều từ thiên nhiên, không bao giờ sử dụng thức ăn công nghiệp và thuốc hóa học.
“Cửa hàng nông sản sạch” có mặt ở Huế vì chị Emiko đã có chuyến đi tham quan nhiều hộ dân ở nơi đây, chị nhận thấy rằng các hộ nông dân sản xuất rất nhiều lúa, gia súc, các loại rau củ quả mà lại không có nơi tiêu thụ nên chị nhớ lại ở Nhật có mô hình “cửa hàng nông sản sạch” đang được ưa chuộng, chị bèn lấy mô hình đó áp dụng nhằm thu mua nông sản cho bà con ở Cố Đô.
Do vậy tháng 12.2014 chị đã thành lập “cửa hàng nông sản sạch” mặc dù mới 1 năm hình thành và phát triển nhưng cửa hàng cô gái Nhật đã trở thành địa điểm được nhiều người trong thành phố được biết đến. Tại cửa hàng nhỏ ấy đã có hơn 35 loại mặt hàng nông sản sạch do chính tay người nông dân làm ra như: gạo, trứng, các loại rau củ quả, gia súc, gia cầm…Trên các mặt hàng đó đều được ghi nơi sản xuất, địa chỉ, số điện thoại để cho người tiêu dùng tin cậy vào sản phẩm.
Chị chia sẻ “Lúc đầu chị mở cửa hàng này đã gặp nhiều khó khăn, nhưng khó khăn nhất là tạo sự tin tưởng với khách hàng, như người nhật khi mua hàng hóa thì họ rất tin tưởng người sản xuất nhưng người Việt Nam thì ngược lại hay nghi ngờ, nên tại cửa hàng chị tất cả các loại nông sản đều ghi tên, số điện thoại, địa chỉ của người sản xuất để tạo sự tin tưởng với khách hàng.”
Bác Đỗ Trọng Giới – phường Thủy Xuân phấn khởi nói: “tôi hay cung cấp rượu gạo, ớt trái cho cửa hàng từ khi cửa hàng được thành lập, các mặt hàng của tôi cũng bán chạy nên đời sống của gia đình tôi khá hơn so với trước đây”.
Nông sản ở cửa hàng không chỉ có mọi người trong thành phố biết đến mà còn có khách nước ngoài, đặc biệt là du khách Nhật, rất nhiều khách nước ngoài đã đến mua mứt gừng, muối sản..các loại hàng mà nông dân huế tự làm để về làm quà, mình hay lên trang web để quảng bá cửa hàng để giúp sản phẩm nông dân bán nhanh nhất – Emiko kể.
Cô Thu trú tại phường Vĩnh Ninh –Huế cho biết: “tôi toàn đến đây mua thức ăn, chỉ có cá là mua ở chợ thôi, còn cái gì cũng mua ở đấy hết, bữa nay toàn đồ không rõ nguồn gốc nhập vào nên cửa hàng nông sản sạch này là lựa chon tốt chất cho tôi và mọi người với lại tại đây đã có ghi địa chỉ nơi sản xuất nên tôi rất yên tâm.”
Chị mong rằng không chỉ ở Huế mà còn rất nhều thành phố trong đất nước Việt Nam sẽ có nhiều cửa hàng nông sản thu mua sản phẩm chính người nông dân làm ra, để từ đó họ sẽ quản lý được kinh tế của mình, tự mình giới thiệu và chịu trách nhiệm an toàn về sản phẩm của mình với khách hàng.
Sắp đến Tết Nguyên Đán thì cửa hàng nông sản sẻ mở rộng về sản phẩm như mứt gừng, me chua ngọt hay các đồ cúng để phục vụ khách hàng trong dịp Tết đến xuân về.
Thảo Nhi