Thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục có phiên giảm mạnh thứ 3 liên tiếp trong ngày 1/3 sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu thép và nhôm vào tuần tới.
Đang nỗ lực hồi phục sau 2 phiên lao dốc, thị trường chứng khoán Mỹ nhanh chóng đảo chiều giảm mạnh khi giới đầu tư lo sợ sẽ có chiến tranh thương mại khi Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu 25% với thép và 10% với nhôm trong tuần tới.
Quyết định này giúp nhóm cổ phiếu công ty sản xuất thép và nhôm của Mỹ tăng mạnh, song cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất ô tô và ngành công nghiệp sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là thép, nhôm lại nhuốm sắc đỏ.
Tại thị trường Phố Wall, cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất ô tô và ngành công nghiệp sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là thép, nhôm lại nhuốm sắc đỏ.
Không chỉ các doanh nghiệp công nghiệp, lo ngại sẽ có biện pháp trả đũa từ các nước với động thái mới của chính quyền Tổng thống Trump, giới đầu tư trên thị trường Phố Wall cũng đồng loạt bán ra, khiến các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ có phiên giảm hơn 1% thứ 3 liên tiếp.
Chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm hơn 1% phiên thứ 3 liên tiếp trong ngày thứ Năm. S&P 500 đã sụt 3,7% kể từ khi kết thúc phiên ngày thứ Hai.
Đà suy yếu đã khiến Dow Jones sụt giảm từ đầu năm đến nay và đẩy chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE, thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, lên mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 13/2, qua đó làm giảm sự phục hồi gần đây từ đà giảm sâu hồi đầu tháng này.
Đà tăng của lạm phát và lợi suất trái phiếu là những mối lo ngại chính khi Phố Wall khép lại tháng 2 đầy biến động hôm thứ Tư, trong đó, Dow Jones và S&P 500 đều ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 1/2016. S&P 500 đã sụt 3.7% kể từ khi kết thúc phiên ngày thứ Hai.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones giảm 420.22 điểm (tương đương 1,68%) xuống 24.608.98 điểm, chỉ số S&P 500 mất 36,22 điểm (tương đương 1,33%) còn 2.677.61 điểm và chỉ số Nasdaq Composite lùi 92,45 điểm (tương đương 1,27%) xuống 7.180.56 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu cũng giảm mạnh, nhưng lại đến từ kết quả kinh doanh đáng thất vọng của một số doanh nghiệp vừa công bố như Carrefour (Pháp), Zalando và Carpetright (Anh). Ngoài ra, nỗi lo về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vẫn còn ám ảnh các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Âu.
Kết thúc phiên 1/3, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 56,27 điểm (tương đương 0,78%), xuống 7.175,64 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 244,91 điểm (khoảng 1,97%), xuống 12.190,94 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 57,93 điểm (tương đương 1,09%), xuống 5.262,56 điểm.
Trong phiên giao dịch sớm ngày 2/3, thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục giảm mạnh, nối gót đà lao dốc trên Phố Wall, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế lên thép và nhôm nhập khẩu.
Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục giảm mạnh trong ngày 2/3.
Chỉ số MSCI của khu vực châu Á Thái Bình Dương, trừ thị trường Nhật Bản lùi 0,8%.
Trên thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 532,13 điểm (tương ứng 2,45%) lúc đầu phiên.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 33,2 điểm (tương ứng 1,37%) và ASX 200 của Australia lùi 40,7 điểm (tương ứng 0,68%).
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 33,2 điểm (tương ứng 1,37%) và ASX 200 của Australia lùi 40,7 điểm (tương ứng 0,68%).
Trên thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 21,39 điểm (tương ứng 0,65%), còn Hang Seng của Hồng Kông sụt 395,28 điểm (tương ứng 1.27%).
NGUYỄN THU (THEO MARKETWATCH)
Theo KTĐT