Cà phê là cây công nghiệp lâu năm, được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Nhờ khả năng xuất khẩu, cà phê mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Cây cà phê có 3 loại chính là cà phê chè, cà phê vối và cà phê mít. Mỗi loại đều cần có điều kiện sinh thái khác nhau để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Bệnh gỉ sắt cà phê (một số nơi gọi là bệnh nấm da cam) là một loại bệnh khá phổ biến trên cây cà phê, thường gây hại nặng trên các cây cà phê chè (nặng nhất) hoặc cà phê vối (trung bình) đã canh tác lâu năm.
Tác nhân gây ra bệnh là do sự tấn công của chủng nấm Hemileia vastatrix (tên tiếng anh là Coffee rust). Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, khí hậu mát mẻ, ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm Hemileia vastatrix sinh sôi nảy nở và phát tán bào tử. Bệnh gây hại chủ yếu ở trên lá, rất ít thấy trên thân, quả.
Bào tử nấm nẩy mầm ở nhiệt độ 15 – 28 độ C, thích hợp nhất 20 – 22 độ C. Tác nhân làm lây truyền có thể là do nước mưa, gió, côn trùng, động vật hoặc thông qua quá trình chăm sóc cà phê của bà con (dùng chung nông cụ giữa cây bệnh và cây khỏe).
Biểu hiện bệnh gỉ sắt trên cây cà phê |
Tại Tây Nguyên, thời điểm bệnh gỉ sắt phát sinh là vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4 – 5) và phát triển mạnh vào tháng 7 – 9, nhất là trong giai đoạn thu hoạch quả. Trong thời kỳ này, cây cà phê chè có khả năng nhiễm bệnh lên tới 100% và tỷ lệ lá có bệnh là 90%. Trong thời tiết mưa nhiều, bệnh sẽ nhanh chóng lây lan sang các cây bên cạnh tạo thành vùng bệnh.
Trong mùa khô, bệnh hầu như không phát triển mà chỉ là những đốm nâu ở trên lá. Tuy nhiên, đây chính là nơi ký sinh của bào tử nấm gây bệnh gỉ sắt và chỉ chờ đến mùa mưa năm sau để phát triển. Đó là nguyên nhân chính khiến bệnh gỉ sắt khó trị dứt điểm hoàn toàn.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh gỉ sắt rất dễ nhận thấy bằng mắt thường. Ban đầu, bệnh xuất hiện vết bệnh dưới mặt lá, ban đầu là các đốm nhỏ tròn màu vàng lợt, đường kính 2-3mm, màu vàng giống giọt dầu. Sau đó, phát triển rộng ra xuất hiện bột màu cam, đồng thời làm cho mặt trên của lá bị mất màu xanh, càng về sau vết bệnh càng lan rộng, liên kết với nhau tạo thành vết cháy đen hình dáng không cố định.
Nếu không ngăn chặn kịp thời, nấm sẽ làm cho toàn bộ lá bị cháy khô, dẫn đến rụng lá, đồng thời lây lan qua cành và chùm quả. Về tác hại thì bệnh có thể làm giảm năng suất, giảm sức sinh trưởng, nặng hơn có thể làm cho cây bị suy kiệt và chết đồng thời phát triển thành dịch nếu không ngăn chặn kịp thời. Mức độ gây hại thể tăng dần theo loài cà phê.
Đây là loại bệnh “cứng đầu”, do đó để chế ngự được bệnh cần kết hợp cả biện pháp canh tác hợp lý và phương pháp hóa học hiệu quả.
Về biện pháp canh tác, bà con nên trồng giống kháng bệnh (như Catimor…), ghép chồi vô tính của các dòng có năng suất cao và có khả năng kháng bệnh, chú ý tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây, bón phân cân đối.
Khi cây chớm xuất hiện bệnh, bà con cần dùng ngay thuốc đặc trị, phun lại khi điều kiện khí hậu thích hợp cho bệnh phát triển.
Aviso 350SC |
Hiện nay, hai loại thuốc Aviso 350SC và Catcat 250EC của Công ty cổ phần nông dược HAI là loại thuốc trừ bệnh gỉ sắt trên cây cà phê được đánh giá là hiệu quả và đang được nhiều chủ vườn cà phê tại Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum… lựa chọn.
Catcat 250EC |
Khi phun, bà con nên sử dụng thuốc với liều lượng và tỷ lệ hợp lý. Theo đó, đối với thuốc Aviso 350SC là 200 ml/200 lit nước, Catcat 250EC là 300 ml/200 lit nước. Để đạt hiệu quả cao, bà con cần phun ướt đều cả hai mặt lá và cây trồng. Ngoài ra, đây là các loại thuốc “đa dụng”, có thể phòng trừ tốt các bệnh hại khác như thán thư, mốc sương, đạo ôn, khô vằn….
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, phương Đakao, Quận 1, TP.HCM Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088 |
PV