Thierry Loustau, Giám đốc điều hành của LBL International, trao đổi với PV tại văn phòng Phnom Penh. Ảnh: Pnom Penh Post
Theo ông, bất động sản sẽ là động cơ lớn tiếp theo tạo đà cho sự phát triển của Campuchia?
Điều này là chắc chắn. 22 năm qua Campuchia đã trải qua đủ thăng trầm, nhưng chỉ trong 5-6 năm ngắn ngủi trở lại đây, ngành xây dựng thực sự bùng nổ và tôi không thấy bất cứ lý do nào cho thấy nó sẽ dừng lại, ít nhất trong một vài năm nữa. Sự phát triển tập trung nhất tại Phnom Penh, thành phố đang trên đà tăng trưởng thẳng đứng. Tôi không thể nói là điều này là tốt hay không, nhưng đây chắc chắn là xu hướng.
Ông thấy gì sau sự bứt phá của Phnom Penh hiện tại?
Cơ sở hạ tầng tại Phnom Penh vẫn chưa đủ hoàn thiện để hỗ trợ tốc độ phát triển tiềm năng trong tương lai. Tôi vẫn muốn các khu vực di tích nên được bảo trì và khu vực đô thị mới, nên chuyển dịch ra ngoài vùng trung tâm.
Tại Bangkok, ví dụ, khu tài chính đã được xây dựng bên ngoài của các khu di tích của thành phố. Điều đó thực sự thúc đẩy cả kiến trúc lẫn hệ thống giao thông công cộng của thành phố. Tôi nghĩ rằng đó cũng sẽ là một giải pháp tốt đẹp cho Phnom Penh thay vì tắc nghẽn giữa các trung tâm di tích.
Ông có lo sợ nguy cơ về một “bong bóng bất động sản” của Campuchia?
Tôi không lường trước được bất kỳ bong bóng nào. Những gì mà Pnom Penh đang đi qua là một xu hướng thường thấy đối với bất kỳ thành phố châu Á nào, và chúng ta đã quá quá muộn để xây dựng đủ cơ sở cho sự phát triển trong tương lai, một khi các nhà đầu tư bắt đầu vào.
Tôi nhớ cách đây vài năm khi làn sóng xây dựng nhà phố kiểu Trung Hoa tràn khắp mọi nơi, mọi người nói: "Ô này, sẽ gây ra một “bong bóng”. Ai sẽ được sống ở tất cả những nơi này?" Nhưng hôm nay chúng ta đã thấy rằng tất cả đều ổn cả.
Hiện tại, chắc chắn, có một số dự án đang gặp khó khăn khi mọi thứ đang ở trong giai đoạn khởi đầu. Nhưng tôi phải nói rằng nếu một cái gì đó được thực hiện tốt, nó sẽ có hiệu quả. Cũng giống như ngành công nghiệp nhà hàng – nếu nó là một nhà hàng tốt, nó sẽ tồn tại.
Vậy số vốn đầu tư cho địa ốc đến từ đâu?
Thời gian đầu, chúng tôi làm việc chủ yếu với các nhà đầu tư nước ngoài, kể từ sau 1998-2000 bắt tay với các nhà đầu tư địa phương. Hiện tại, tôi thận trọng mà nói rằng chúng tôi làm việc với tỷ lệ cổ phần tương đương giữa cả hai khối nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đa số các nhà phát triển nước ngoài là những công ty bất động sản trong khu vực, hầu hết từ các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore.
So với 6 năm trước, sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế đã thay đổi rất nhiều, trong đó có những công ty đã niêm yết như Oxley, Bất động sản Hồng Kông, Parkson.
Có một thực trạng là ngành xây dựng đang thiếu công nhân lành nghề…
Có hai yếu tố để thảo luận về vấn đề này: các kỹ sư và kiến trúc sư, sau đó là lực lượng lao động phổ thông. Ở cấp kỹ sư và kiến trúc sư, tôi chưa bao giờ gặp vấn đề trong việc tìm kiếm một đội ngũ nhân viên có trình độ tại Campuchia.
Đối với lực lượng lao động, tôi không có bất kỳ khiếu nại nào. Tôi nghĩ, đây là vấn đề về việc giám sát lao động. Chúng ta có một đội ngũ công nhân đa quốc gia – Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, v.v.. Chúng ta không thể nói rằng người dân Campuchia không tốt hay là kém hiệu quả. Điều duy nhất nên làm là giám sát người lao động và đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án.
Về mặt số lượng, khi công trình bắt đầu khởi công thì có một chút khó khăn để tìm đủ nhân công tại thời điểm nhất định. Việc xây dựng sẽ chỉ bắt đầu với khoảng 60% số lượng công nhân cần thiết. Gần đây, người lao động đang trở về từ Thái Lan. Tôi có thể nói rằng chúng tôi hoàn toàn không có nhiều vấn đề về nguồn lao động.
Vấn đề an toàn lao động có được đặt ra hay không? Ai là người chịu trách nhiệm cho việc cải thiện điều này?
Cần có những quy định toàn ngành kèm theo quy định pháp lý về vấn đề này, kèm theo việc giám sát thực thi. Các nhà đầu tư cũng cần phải tham gia giám sát. Nhưng chúng ta cần phải đi từng bước. Không nên quá tham vọng khi mới bắt đầu, cần bắt đầu với biện pháp phòng ngừa an toàn cơ bản, nếu không điều này có thể tạo nên vấn đề phân biệt đối xử giữa một số công ty khi một số đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong khi một số thì không.