Ủy ban mới sẽ bao gồm 9 đại diện từ mỗi công đoàn may mặc, chủ nhà máy và chính phủ, ông Sam Heng cho biết.
"Ủy ban sẽ thảo luận cho tới khi đạt được mức lương tối thiểu cao trước khi Ủy ban Tư vấn lao động (LAC) đưa ra quyết định về mức lương tối thiểu của năm 2015", Bộ trưởng trao đổi với giới truyền thông. "Tôi hy vọng tiền lương của người lao động trong năm 2015 sẽ cao hơn của năm 2014".
Cuộc họp vào lúc 9h sáng ngày hôm qua chỉ diễn ra sau một ngày khi các thành viên quốc hội tuyên bố ủy ban giám sát lao động sẽ thảo luận về mức lương sàn năm tới với các quan chức của Bộ.
Công nhân biểu tình tại Phnom Penh ngày 14/10 đòi hỏi Quốc hội đưa ra câu trả lời về mức lương tối thiểu trong ngành dệt may. Ảnh: Phnom Penh Post
Các nhà lãnh đạo công đoàn, chống tham nhũng và những người không nằm trong danh sách có quyền quyết định nhất trí với mức tăng 150 USD mỗi tháng, trong khi Hiệp hội dệt may Campuchia đề nghị tăng lương hàng tháng tối thiểu từ 100 USD đến 110 USD.
"Kết quả nghiên cứu trong nửa cuối năm 2013 cho thấy người lao động cần một mức lương tối thiểu từ 157 USD đến 177 USD", Joel Preston thuộc Cộng đồng tư vấn Trung tâm Giáo dục pháp luật cho biết.
Không lạc quan rằng ủy ban kỹ thuật sẽ mang lại mức lương tối thiểu mà công đoàn mong muốn, tuy nhiên, ông Kong Athit, Phó chủ tịch của Liên minh Dân chủ của Công nhân dệt may Campuchia (C.CAWDU) – một thành viên của LAC – tin rằng sẽ có những tác động tích cực với điều kiện các thành viên của ủy ban cần làm việc dựa trên các cứ liệu khoa học và xã hội thay vì dựa trên các chương trình nghị sự.