Bị viêm khớp nặng suốt 20 năm, tới mức suýt chút nữa phải tháo khớp gối để tránh lan đến các bộ phận khác, uống thuốc của lương y người Thái bỗng khỏi hoàn toàn.
Trong cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc, chị Hoàng Thị Tuyết Minh (Mai Sơn, Sơn La) là lang y nổi tiếng với bài thuốc chữa các bệnh liên quan đến xương khớp.
Bố chị là lương y Hoàng Phong, thầy lang nổi tiếng trong cộng đồng người Thái ở Sơn La, mà nhắc đến ai cũng biết. Lương y Hoàng Phong đặc biệt nổi tiếng với bài thuốc đông y chữa các bệnh về xương khớp, như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm đa khớp, gút. Ông gọi chung những bệnh đó với cái tên thấp khớp.
Nhà lương y Minh ở chân một quả đồi. Ngày thường chị đi dạy học, ngoài giờ mới bốc thuốc cho bệnh nhân đến nhà, và gửi thuốc đi khắp cả nước cho người bệnh. Anh chồng cùng người thân phải làm việc hết sức, phơi sấy, băm chặt, mới đủ nguồn thuốc gửi sẵn xuống hai địa điểm ở Hà Nội và TP.HCM, để bệnh nhân ở hai thành phố lớn có thuốc dùng ngay.
Hôm tôi đến nhà, đã chiều muộn, nhưng có nhiều bệnh nhân xếp hàng lấy thuốc. Ai nấy đều vui vẻ khi xách được túi thuốc to tướng ra về.
Trong cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc, chị Hoàng Tuyết Minh là lang y nổi tiếng với bài thuốc chữa các bệnh liên quan đến xương khớp.
Trong số những bệnh nhân chờ đợi được bốc thuốc, thì có người phụ nữ nói giọng miền Nam. Hỏi chuyện mới biết, người phụ nữ này vừa bay từ Sài Gòn ra Hà Nội, rồi bắt xe khách lên tận Sơn La, để diện kiến lương y Hoàng Tuyết Minh, chỉ với mục đích bày tỏ lòng biết ơn, đã được chị cứu đôi chân một cách ngoạn mục.
Người phụ nữ luống tuổi đó là bà Trương Thị Kim Oanh, ở D20 – Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM. Bà Oanh vốn bị thấp khớp từ 20 năm qua. Bà Oanh kể: “Lúc đầu hai đầu gối tôi chỉ là viêm khớp dạng thấp, cứ trái gió trở giời, hoặc những ngày không khí ẩm ướt mới đau.
Nhưng, sau này, thoái hóa khớp mỗi ngày thêm nghiêm trọng, mà thuốc tây thì chỉ giúp giảm đau, kháng viêm, chứ không chữa được bệnh. Mà uống thuốc tây mãi, thì cũng nhờn, nên sau này dùng thuốc không còn tác dụng nữa”.
Khớp gối bà Oanh bị thoái hóa lâu ngày, dẫn đến viêm khớp, hai chân sưng vù, nặng nề, không đi lại được, phải ngồi xe lăn. Bà đã đã điều trị đủ các phương pháp tây, ta, bấm huyệt, châm cứu, đi đủ các bệnh viện, nhưng bệnh tình không thuyên giảm.
Bà Oanh kể tiếp: “Năm ngoái, sau khi chiếu chụp, các bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ yêu cầu tháo khớp gối, vì sợ nhiễm trùng vào máu, lan đến các bộ phận khác. Bác sĩ nói thế nào, thì phải nghe vậy thôi. Khi chuẩn bị để các bác sĩ tiến hành tháo khớp, thì được hàng xóm mách lương y Hoàng Tuyết Minh.
Dù không còn nhiều hy vọng, nhưng với miền tin còn nước còn tát, tôi đã liên hệ với lương y Minh để có thuốc uống. Lương y Minh chỉ tôi đến địa chỉ ở Sài Gòn, có sẵn thuốc của chị ấy ở đó. Con tôi đến lấy một liều về sắc cho tôi uống. Tôi hợp thuốc quá, nên uống vài hôm thấy người ngợm nhẹ nhõm, cảm giác như thuốc chạy xuống chân, đến các khớp, rất hiệu nghiệm”.
Bà Trương Thị Kim Oanh và lương y Hoàng Tuyết Minh
Bà Oanh không ngờ, sau khi uống hết 2 liều, trong 2 tháng, thì cái chân sưng vù xẹp đi, khớp gối hết đau, bà đi lại bình thường như lúc chưa có biểu hiện của bệnh. Bà uống tiếp tục thêm hơn tháng nữa, thì cảm giác đôi chân khỏe như lúc chưa có căn bệnh quái ác này. Cảm động quá, bà Oanh đã bay ra Hà Nội, rồi lặn lội lên tận Sơn La để thăm chị Minh, như lời biết ơn sâu sắc nhất.
Theo lương y Hoàng Tuyết Minh, tổ tiên chị, rồi đến đời ông, đời bố, đều là thầy cúng nổi tiếng đất Sơn La. Những thầy cúng đều giỏi về bốc thuốc và đều là những thầy thuốc dân gian. Mỗi vùng thường có một vài thầy lang và giỏi một vài bài thuốc.
6 tuổi, chị Minh đã biết hái thuốc. Lương y Hoàng Phong thường sai con gái ra sau vườn, sau đồi hái những cây thuốc quen thuộc để ông chế vào bài thuốc chữa bệnh.
10 tuổi, chị đã đeo gùi, thuổng, dao vào rừng già lấy thuốc. Mấy anh chị em mỗi người đi một hướng, tìm một vài loại cây thuốc khác nhau, rồi hẹn đúng lúc mặt trời xuống núi ra khỏi rừng đem thuốc về nhà.
Lương y Hoàng Tuyết Minh lấy thuốc trên rừng
Năm 2005, lương y Hoàng Phong qua đời. Ông có nhiều con, nhưng người học được nhiều bài thuốc nhất lại là chị Minh. Chị Minh tiết lộ: “Người Thái không quan niệm truyền cho con trai hay con gái, mà hễ con nào có đam mê, học được nghề, thì sẽ theo nghề của bố. Mình mê cây thuốc từ bé, nên bố nói gì là nhớ ngay và ngấm lâu. Mặc dù theo nghề giáo, nhưng ngoài giờ dạy mình vẫn bốc thuốc quanh năm suốt tháng cho người bệnh”.
Lương y Hoàng Phong là người Thái, sống cả đời với rừng, nhưng hiểu biết của ông về bệnh tật và các chức năng trong cơ thể người chẳng kém gì các bác sĩ Tây y hiện đại.
Theo chị Minh, những cuốn sách thuốc cổ của người Thái mô tả rất kỹ giải phẫu cơ thể. Các bài thuốc trong sách hướng dẫn cách trị bệnh rất khoa học. Tiếc rằng, chị Minh chưa kịp đọc thông viết thạo chữ Thái cổ, thì bố chị qua đời.
Thế nhưng, những kinh nghiệm chữa bệnh bố chị truyền lại, thì chị nhớ như in, bởi chị rất nhập tâm. Trong bài thuốc thấp khớp do lương y Hoàng Phong truyền lại, có tới hơn chục vị, gồm: Co ba mí, Co ời lát, Co nhà chập, Hạ cồ nai, Pha co min, Co mật cơn, Co khên…
Lương y Hoàng Phong dạy chị Minh rằng, xương khớp là bộ khung nâng đỡ toàn cơ thể, thế nhưng, bộ khung tưởng như cứng như thép với đá đó lại rất dễ bị tổn thương, bởi tác động của thời tiết như trời lạnh, ẩm thấp…
Bệnh thấp khớp lại bắt nguồn từ bế tắc kinh lạc. Kinh lạc đưa khí huyết đi khắp nơi và nếu kinh lạc bị tắc bởi ngoại tà, thì sẽ gây nhức mỏi khác khớp, rồi gây ra viêm khớp. Khí huyết không thông ở các hệ cơ bám ở các khớp, máu bơm đến kém, thì khớp cũng dễ bị thoái hóa, tổn thương.
Đến độ tuổi nhất định, cơ thể hấp thụ canxi kém, cũng gây nên bệnh thoái hóa. Những người làm việc vất vả, trong môi trường ẩm thấp, lội bùn, những người ít vận động cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh thấp khớp.
Từ những kiến thức cổ nhưng lại rất hiện đại, mà lương y Hoàng Phong đã điều trị bệnh thấp khớp bằng cách dùng thảo dược nâng cao thể trạng, nâng cao chức năng thận, nạp dương khí cho người bệnh, trục khí lạnh, nâng cao khả năng hấp thụ can-xi cho cơ thể, từ đó mà chữa trị tận gốc căn bệnh thấp khớp.
Nữ lang y xinh đẹp Hoàng Tuyết Minh bốc thuốc nhoay nhoáy, tới 15 vị cho 1 ấm thuốc, nhưng đặt lên cân thì chính xác gần như tuyệt đối.
Nữ lang y Hoàng Tuyết Minh bốc thuốc nhoay nhoáy, tới 15 vị cho 1 ấm thuốc, nhưng đặt lên cân thì chính xác gần như tuyệt đối.
Trong số 15 vị thuốc, thì khó kiếm nhất là cây Co ba mí. Đây là loại thảo dược rất kỳ quái. Chúng mọc lên từ vách đá tai mèo trong rừng già, luồn rễ vào kẽ đá để hút dinh dưỡng lớn lên. Chúng mọc như dây leo, nhìn xa chẳng khác gì con rắn trườn trên đá. Thế nhưng, khi phần dây leo đó lên đến mỏm đá, thì nó dựng lên thành một cái cây, to bằng thân ống điếu cày. Lá của nó có màu xanh nhạt, nhưng lại có hình trái tim.
Điều đặc biệt nữa, là chỉ lấy phần dây leo bám vào đá để làm thuốc. Khi chặt phần dây leo già cỗi đó, thì phần rễ mọc trong kẽ đá lại nảy ra dây nữa và tiếp tục lên thành dây leo mới.
Để lấy được thứ thảo dược kỳ quái này, lương y Hoàng Tuyết Minh phải lặn lội rừng sâu rất vất vả. Mỗi ngày, có cả chục dân bản lùng sục trong rừng sâu thu thái Co ba mí cho chị, để chị có đủ nguồn thuốc cung cấp cho người bệnh khắp cả nước. Có người, đi rừng cả ngày, nhưng chẳng kiếm được mẩu Co ba mí nào.
Lương y Hoàng Tuyết Minh đưa cho tôi xem một đoạn dây leo kỳ quái, tôi bảo nhìn giống dây đau xương, nhưng lại không phải. Lương y Minh bảo, trong tất cả các bài thuốc chữa xương khớp, gout, đều phải có nó. Nó chính là dây đau nhức xương, nhưng lại là loài đặc biệt, chỉ mọc ở trên những ngọn núi cao chất ngất. Chị đã trèo lên nhiều quả núi và chỉ thấy chúng xuất hiện ở độ cao trên 1.500m, quanh năm mây mù, lạnh giá.
Theo lương y Minh, có đến cả chục loại dây đau xương, nhưng bố chị, ông lang Hoàng Phong chỉ dùng duy nhất một loại. Loại dây leo này có hình thù rất kỳ quái, lá giống như loại dây đau nhức xương bình thường, nhưng màu thẫm hơn, lá dầy hơn. Điều đặc biệt là ở phần thân của nó, tại các đốt, có những u cục rất to, chứa nhiều nhựa. Những loại dây đau xương chữa bệnh bình thường khác không có u cục này.
Loại dây đau xương kỳ quái này chỉ sống trên núi đá granít lạnh giá, ẩm thấp. Khi khai thác, chị Minh đều để lại một vài mẩu u cục bám trên các cành cây cao. Khi thân bị cắt đứt, thì từ cái u cục đó, sẽ nhả ra rễ, và những cái rễ sẽ chảy dài xuống tận mặt đất. Rễ hút dinh dưỡng nuôi u cục, và từ u cục lại tiếp tục mọc ra đoạn thân, hình thành một hệ sống khác.
Mỗi ngày, nhà của nữ lang y Hoàng Tuyết Minh đều có nườm nượp người đến bốc thuốc
Tôi chụp lại vài trang trong một cuốn sổ ghi chép theo dõi thông tin về bệnh nhân uống thuốc xương khớp của lương y Hoàng Tuyết Minh, thì đều thấy ở phần trang bên trái, cột “Tình trạng” ghi: “Đã khỏi bệnh”, “Thuyên giảm nhiều”, “Giảm 8 phần”… Rất ít trường hợp không khỏi.
Rất nhiều trường hợp bị thoái hóa xương khớp, gây viêm đa khớp, nặng đến mức không đi nổi, như bà Lò Thị Hặc (bản Hôm, Chiềng Cọ, TP. Sơn La), rồi bà Bùi Thị Hợi (54 tuổi, Phường Quyết Tâm, TP. Sơn La), sau khi uống hết 3 thang thuốc, thì đã đi lại bình thường, cảm giác như chưa bao giờ bị căn bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hành hạ nữa.
Còn rất nhiều những bệnh nhân cũng bị căn bệnh xương khớp hành hạ, đã được lương y Hoàng Tuyết Minh mang đến hy vọng: Như anh Ngô Văn Hùng (Trực Thuận, Trực Ninh, Nam Định); Bùi Đức Thắng (105, lô 2, đường Tô Hiệu, TP. Nha Trang, Khánh Hòa); Hoàng Thị Vân (Phòng giáo dục Yên Châu, Sơn La); Khổng Minh Tuyên (Công ty Intertek, Thới An 3, phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ); Đặng Thị Tuyết Hải (Tòa án nhân dân Quận 10, TP.HCM); anh Bắc Bộ (Học viện chính trị quân sự – Hà Nội)…
Sau khi đăng bài về lương y Hoàng Tuyết Minh, toà soạn nhận được rất nhiều điện thoại, email. Tòa soạn cung cấp số điện thoại để độc giả có thể xin tư vấn, lấy thuốc của lương y Minh sử dụng: 0901 70 5566
Lương Nhân
Theo TCĐNA