Theo thông tin trong bài báo, điểm đầu tiên chúng tôi đến là Làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Đến đây chúng tôi nhận được thông tin là Dự án 1102 đang làm việc cùng với các Nghệ nhân Làng nghề dát vàng Kiêu Kị để bàn bạc về những công đoạn cuối cùng trong quá trình hoàn thiện Kỳ Linh Ất Mùi. Vì chỉ cách 3km nên chúng tôi liền quay sang Làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ. Chúng tôi tới nơi đúng lúc Các Nghệ nhân Làng nghề dát vàng và các thành viên Dự án 1102 dâng hương tại nhà thờ Tổ nghề, trước khi thực hiện quá trình dát vàng Kỳ Linh.
Qua gặp gỡ tìm hiểu, quả đúng là các nghệ nhân cảu Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Làng nghề dát vảng Kiêu Kỵ đang cùng kết hợp trong một dự án độc đáo có một không hai – gọi là Dự án 1102, tạo nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ thuần Việt đặc sắc chưa từng có, chế tác ra một hình tượng linh vật xứng đáng với tầm cỡ của một chú vật linh thiêng đậm nét hồn Việt và sinh khí Việt để đón Xuân Ất Mùi sắp tới.
Theo lời các nghệ nhân, vì những nét đặc sắc kỳ lạ chưa từng có, vì những câu chuyện kỳ thú liên quan đến linh vật này nên các nghệ nhân đặt tên cho nó là “Kỳ linh Ất Mùi”.
Khi chúng tôi hỏi đến những nét đặc sắc kỳ lạ và những câu chuyện kỳ thú là gì thì các nghệ nhân chỉ cười hiền hậu nhưng cũng có vẻ bí hiểm, dí dỏm mà trả lời rằng: “Chúng tôi đang giữ bí mật, cho đến phút chót thì các anh các chị mới biết được nó là gì. Thế mới bất ngờ và thú vị, thế mới thiêng chứ. Mà to công và mất nhiều thời gian lắm, người tìm mua và đặt hàng thì nhiều nhưng chúng tôi không làm được nhiều đâu, ít thôi”.
Tuy còn bị giấu kín nhưng chúng tôi cũng biết được quá trình các nghệ nhân chế tác ra linh vật này là hết sức kỳ công, từ việc nghiên cứu tạo mẫu đến việc khắt khe trong tìm nguồn nguyên liệu, đến sự tinh xảo của những tôi bàn tay tài hoa, đến sự nghiêm ngặt và phối hợp chặt chẽ và chính xác trong từng công đoạn chế tác, từ khi chỉ là đất là nước là vàng mà tạo nên tác phẩm không chỉ giá trị về vật chất mà còn những điều vô giá khác về mặt văn hóa tâm linh, phong thủy… Lại còn đưa “Kỳ linh” lên làm lễ gì đó nữa ở đâu tận đền thiêng núi thiêng Ba Vì trước khi “xuất xưởng”. Thế mới biết tại sao nhà báo kia lại gọi là “Kỳ công Kỳ linh Ất Mùi”.
Kỳ công đi tìm “Kỳ linh” là thế mà ra về chúng tôi vẫn chưa được nhìn thấy “Kỳ linh”. Tuy chưa được tận mắt nhìn nhưng chúng tôi tin chắc rằng đón xuân Ất Mùi năm nay chúng ta sẽ có một “Kỳ linh” đúng nghĩa, đẹp một cách linh thiêng kỳ bí, hợp với bản mệnh Trời Đất và con người Việt Nam, mang lại cho chúng ta nhiều những lộc tài, may mắn.