Chỉ số MSCI khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,2% trong phiên giao dịch đầu tiên. Ngược lại, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 0,3% sau khi Ngân hàng Nhật Bản (Bank of Japan – BOJ) công bố kết quả cuộc họp chiến lược.
BOJ được cho là sẽ duy trì chương trình quy mô lớn nhằm kích thích tiền tệ trong bối cảnh ảm đạm về sản lượng sản xuất của các nhà máy, khi nền kinh tế của Nhật Bản có dấu hiệu gặp khó khăn hơn so với dự kiến sau quyết định tăng thuế tiêu thụ hồi tháng 4.
Chuyên gia tài chính của Barclays nhận định: "Chúng tôi hy vọng BOJ giữ nguyên chính sách tiền tệ hiện tại, trừ khi nó có thể hạ thấp mức đánh giá kinh tế”.
So với đồng yên, đồng USD nhích lên khoảng 0,1% đạt tỷ giá 108,91 ¥ , tăng từ mức thấp nhất 108,65 ¥ tối qua nhưng vẫn khó có thể phá vỡ kỷ lục trong sáu năm qua là 110,09 ¥ mới được ghi nhận hồi đầu tuần trước.
Sau khi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ dự đoán Fed (Cục dự trữ liên bang) sẽ tăng lãi suất vào giữa năm 2015, tỷ giá đồng Euro giảm nhẹ 0,1% xuống còn 1,2645 $ nhưng vẫn cao hơn mức thấp kỷ lục trong hai năm qua là 1,2501$ được thiết lập hôm 3/10.
Trong một diễn biến khác, ngày 6/10, các nhà đầu tư thất vọng khi số lượng các đơn đặt hàng công nghiệp của Đức giảm 5,7% vào tháng 8, đánh dấu mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2009.
Chỉ số đồng USD, so với sáu loại tiền tệ “lớn” trên thị trường thế giới, giảm 0,2% xuống còn 85,795 sau khi đánh dấu mức kỷ lục giảm kể từ tháng 7/2013. Trước đó, ngày 3/10, chỉ số USD tăng lên mức cao 86,746 trong bốn năm qua và ở thời điểm đó đang nắm giữ kỷ lục 12 tuần liên tiếp tăng điểm, với mức tăng khoảng 7,7%.
AUD tăng khoảng 0,1% ở mức 0,8766 $ hôm 3/10 so với mức thấp kỷ lục tính từ tháng 7/2010 là 0,8642 $.
USD giảm nhẹ khiến giá dầu thô cũng giảm theo và chững lại ở mức 92,78 $/thùng.
Vàng cũng duy trì ở mức 1,205.90 $/ounce. Trong một phiên biến động ngày 6/10, nó đánh dấu mức tăng trong ngày lớn nhất trong hai tháng vừa qua, sau khi đã chạm mức thấp nhất trong 15 tháng qua.