• Du lịch
    • Ẩm thực
    • Cẩm nang di lịch
    • Điểm đến
  • Giải trí
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Làm đẹp
    • Mỹ thuật
    • Thời trang
  • Giáo dục
    • Ngành học
    • Tin giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Khoa học
    • Công nghệ
    • Phát minh
    • Tin tức
    • Ứng dụng
  • Kinh doanh
    • Đầu tư – Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
    • Tin Kinh tế
    • Xuất nhập khẩu
  • Pháp luật
    • Kiến thức
    • Phóng sự
    • Tin nhanh
    • Văn bản
  • Y Tế
    • Các bệnh thường gặp
    • Dinh dưỡng
    • Khỏe đẹp
    • Thuốc quanh ta
    • Tin sức khỏe
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Các môn thể thao khác
    • Tin thể thao
    • Xe cộ
    • Xu hướng
  • Tin tức – Sự kiện
    • ASEAN
    • Quốc tế
    • Trong nước
  • TW Hội
    • Hoạt động Hội
    • Tài liệu bổ trợ
    • Thông tin hữu ích
  • Văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Di sản. Lễ hội
    • Bảo tồn, Bảo tàng, Nghệ thuật
    • Nhân vật Sự kiện
    • Sống đẹp
Seatimes - Thời báo Đông Nam Á
  • Du lịch
    • Ẩm thực
    • Cẩm nang di lịch
    • Điểm đến
  • Giải trí
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Làm đẹp
    • Mỹ thuật
    • Thời trang
  • Giáo dục
    • Ngành học
    • Tin giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Khoa học
    • Công nghệ
    • Phát minh
    • Tin tức
    • Ứng dụng
  • Kinh doanh
    • Đầu tư – Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
    • Tin Kinh tế
    • Xuất nhập khẩu
  • Pháp luật
    • Kiến thức
    • Phóng sự
    • Tin nhanh
    • Văn bản
  • Y Tế
    • Các bệnh thường gặp
    • Dinh dưỡng
    • Khỏe đẹp
    • Thuốc quanh ta
    • Tin sức khỏe
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Các môn thể thao khác
    • Tin thể thao
    • Xe cộ
    • Xu hướng
  • Tin tức – Sự kiện
    • ASEAN
    • Quốc tế
    • Trong nước
  • TW Hội
    • Hoạt động Hội
    • Tài liệu bổ trợ
    • Thông tin hữu ích
  • Văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Di sản. Lễ hội
    • Bảo tồn, Bảo tàng, Nghệ thuật
    • Nhân vật Sự kiện
    • Sống đẹp
No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Ẩm thực
    • Cẩm nang di lịch
    • Điểm đến
  • Giải trí
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Làm đẹp
    • Mỹ thuật
    • Thời trang
  • Giáo dục
    • Ngành học
    • Tin giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Khoa học
    • Công nghệ
    • Phát minh
    • Tin tức
    • Ứng dụng
  • Kinh doanh
    • Đầu tư – Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
    • Tin Kinh tế
    • Xuất nhập khẩu
  • Pháp luật
    • Kiến thức
    • Phóng sự
    • Tin nhanh
    • Văn bản
  • Y Tế
    • Các bệnh thường gặp
    • Dinh dưỡng
    • Khỏe đẹp
    • Thuốc quanh ta
    • Tin sức khỏe
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Các môn thể thao khác
    • Tin thể thao
    • Xe cộ
    • Xu hướng
  • Tin tức – Sự kiện
    • ASEAN
    • Quốc tế
    • Trong nước
  • TW Hội
    • Hoạt động Hội
    • Tài liệu bổ trợ
    • Thông tin hữu ích
  • Văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Di sản. Lễ hội
    • Bảo tồn, Bảo tàng, Nghệ thuật
    • Nhân vật Sự kiện
    • Sống đẹp
No Result
View All Result
Seatimes - Thời báo Đông Nam Á
No Result
View All Result
Home Văn hóa Di sản. Lễ hội

Di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam: quần thể Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc , dấu ấn tinh thần và lịch sử dân tộc

13/07/2025
in Di sản. Lễ hội
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Seatỉmes – (ĐNA). Vào hồi 13 giờ 2 phút ngày 12/7/2025 theo giờ Paris (tức 18g2 phút ngày 12/7/2025 giờ Việt Nam), Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn- Kiếp Bạc (thuộc Hải Phòng, Bắc Ninh và Quảng Ninh) đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là Di sản vật thể thứ 9 của Việt Nam, cũng là di sản chuỗi đầu tiên và là di sản liên vùng thứ hai của nước ta.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Thế giới thứ 9 của đất nước, đồng thời là Di sản thế giới liên tỉnh thứ hai sau Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà, góp phần khẳng định giá trị văn hóa tinh thần bền vững và sức lan tỏa của văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn- Kiếp Bạc (thuộc Hải Phòng, Bắc Ninh và Quảng Ninh) đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Dấu ấn của một hành trình Phật giáo, lịch sử, văn hóa
Không chỉ đơn thuần là một cụm di tích với những công trình kiến trúc cổ kính, quần thể Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc còn là biểu tượng sống động phản ánh tiến trình hình thành, truyền bá và phục hưng của dòng Thiền phái Trúc Lâm, một hệ tư tưởng đặc sắc do chính Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập vào cuối thế kỷ XIII.

Từ núi Yên Tử (Quảng Ninh), nơi Phật hoàng rũ bỏ ngai vàng để tìm đến sự giác ngộ và khởi nguồn của Thiền phái Trúc Lâm, đến chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Ninh), trung tâm đào tạo và truyền bá giáo lý Phật giáo Trúc Lâm, rồi tới Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Phòng), nơi gắn với công cuộc phục hưng Phật giáo dưới thời Hậu Trần và Lê sơ, cả ba điểm như những nốt nhạc vang vọng trong bản trường ca tâm linh và trí tuệ của dân tộc.

Ba miền di sản ấy, tuy khác nhau về không gian địa lý, nhưng cùng thống nhất trong tư tưởng, triết lý và giá trị tinh thần. Quần thể này đã góp phần thể hiện rõ mối liên kết bền chặt giữa nhà nước, tôn giáo và cộng đồng dân cư trong tiến trình hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam thời trung đại.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay ngày 27/6.

Một không gian di sản đa tầng, đa nghĩa
Theo hồ sơ đệ trình được UNESCO ghi nhận, quần thể di sản gồm 12 điểm nổi bật, trải rộng trên địa bàn ba địa phương: Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh. Tổng diện tích vùng lõi lên đến 525,75 ha, cùng vùng đệm rộng lớn 4.380,19 ha – tạo nên một không gian di sản liên hoàn, rộng mở cả về địa lý lẫn chiều sâu tinh thần.

Những điểm di tích tiêu biểu có thể kể đến như: Thái Miếu, chùa Hoa Yên, chùa Ngọa Vân, bãi cọc Yên Giang (Quảng Ninh); đền Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai, động Kính Chủ, chùa Nhẫm Dương (Hải Phòng); chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà (Bắc Ninh). Mỗi địa danh đều mang đậm dấu tích thời gian, gắn liền với những sự kiện, nhân vật và dòng chảy tư tưởng lớn.

Không chỉ là nơi thờ tự hay hành hương, các điểm di tích còn là trường học của lịch sử – nơi lưu giữ văn bia, kinh sách, tượng Phật, các bộ mộc bản kinh Phật quý hiếm cùng hệ thống lễ hội truyền thống được gìn giữ qua bao thế kỷ.

Đền Kiếp Bạc ở Hải Phòng thờ Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ảnh: Internet

Trúc Lâm, dòng Thiền của người Việt
Khác với nhiều tông phái Phật giáo du nhập từ Trung Hoa, Ấn Độ hay Tây Tạng, Trúc Lâm là dòng Thiền đầu tiên mang tinh thần thuần Việt. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa ba dòng tư tưởng: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, đan xen với tín ngưỡng dân gian, tạo nên một hệ giá trị tư tưởng đặc sắc, gần gũi với tâm hồn người Việt.

Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua hai lần lãnh đạo dân tộc chiến thắng quân Nguyên Mông vào cuối thế kỷ XIII, đã chọn con đường từ bỏ ngai vàng để tu hành tại Yên Tử, khai sáng Thiền phái Trúc Lâm. Với tư tưởng “cư trần lạc đạo” (sống giữa đời mà vẫn giữ đạo), ông chủ trương đưa đạo Phật nhập thế, gắn bó với đời sống xã hội và phụng sự đất nước. Đây chính là tinh thần “hành đạo yêu nước”, một nét đặc trưng xuyên suốt lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam.

Dưới sự truyền thừa và phát triển của các đệ tử như Pháp Loa, Huyền Quang, rồi các danh tăng thời Lê như Chân Nguyên, Tính Diệu, dòng Thiền Trúc Lâm đã lan tỏa khắp các vùng miền và ngày nay vẫn duy trì sức sống mạnh mẽ.

Khu di tích Chùa Côn Sơn. Ảnh: Internet.

Giá trị lan tỏa toàn cầu
Hiện nay, theo hồ sơ di sản được UNESCO ghi nhận, Thiền phái Trúc Lâm có khoảng 30 triệu tín đồ, 50.000 tăng ni và hơn 15.000 ngôi chùa tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Tại châu Âu, nổi bật là chùa Trúc Lâm Paris, một trung tâm Phật giáo Việt Nam tại Pháp. Tại Mỹ, Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa bình được thành lập, tôn vinh giá trị hòa giải, nhân ái và khoan dung đúng với tinh thần Trúc Lâm từ thế kỷ XIII.

Việc một dòng tư tưởng mang tính bản địa Việt Nam có sức ảnh hưởng vượt biên giới, được lan tỏa trong cộng đồng kiều bào và bạn bè quốc tế là minh chứng rõ ràng cho sức sống của văn hóa Việt trong thời đại toàn cầu hóa.

Danh thắng Yên Tử với không gian rộng lớn thu hút nhiều du khách tham quan. Ảnh: Internet.

Khẳng định vị thế văn hóa Việt Nam trên bản đồ thế giới
Trước Quần thể Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc, Việt Nam đã có 8 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Vịnh Hạ Long (1994, mở rộng 2000), Phố cổ Hội An (1999), Thánh địa Mỹ Sơn (1999), Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (2003, mở rộng 2015), Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2011) và Quần thể danh thắng Tràng An (2014).

Việc Việt Nam liên tục được UNESCO vinh danh không chỉ thể hiện sự giàu có về tài nguyên văn hóa – thiên nhiên, mà còn cho thấy nỗ lực không ngừng trong công tác bảo tồn và phát huy di sản. Mỗi lần một cái tên được ghi vào danh sách Di sản Thế giới là thêm một lần bản sắc Việt được khẳng định, là thêm một lần hình ảnh đất nước được quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế.

Quần thể Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc không chỉ là những ngôi chùa, bức tượng hay tấm bia đá cổ. Đó là biểu tượng cho một tinh thần dân tộc, một triết lý sống nhân văn và một dòng chảy lịch sử hào hùng. Sự kiện được UNESCO công nhận Di sản Thế giới không chỉ là niềm vinh dự cho ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, mà còn là bước tiến lớn trong hành trình khẳng định vị thế văn hóa – tinh thần của Việt Nam trên bản đồ nhân loại.

Hương Bình

Previous Post

Các đối tác cam kết tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN

Hoàng Hạnh

Tin Nóng

Di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam: quần thể Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc , dấu ấn tinh thần và lịch sử dân tộc

Di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam: quần thể Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc , dấu ấn tinh thần và lịch sử dân tộc

13/07/2025
Các đối tác cam kết tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN

Các đối tác cam kết tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN

11/07/2025
Xây dựng nền tảng số cho lễ hội Huế, hướng đi mới trong bảo tồn di sản và phát huy tiềm năng du lịch

Xây dựng nền tảng số cho lễ hội Huế, hướng đi mới trong bảo tồn di sản và phát huy tiềm năng du lịch

11/07/2025
Chuyến đi “giải nhiệt” của Rubio: Trấn an ASEAN giữa lúc thương mại Mỹ căng thẳng

Chuyến đi “giải nhiệt” của Rubio: Trấn an ASEAN giữa lúc thương mại Mỹ căng thẳng

10/07/2025
Phát huy thương hiệu “Di sản Bún Bò Huế” – Đòn bẩy đưa Huế trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực

Phát huy thương hiệu “Di sản Bún Bò Huế” – Đòn bẩy đưa Huế trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực

09/07/2025

SEATIMES
TRANG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP – TẠP CHÍ ĐÔNG NAM Á

Giấy phép số: 256/GP-TTĐT Ngày 09/10/2018 – Cục PTTH & TTĐT – Bộ TTTT
Tòa soạn: 135 Nguyễn Văn Trỗi, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Hotline: 0908811688 – 0908929999 – 0969887172
Email: seatimes.dna@gmail.com

Cơ quan chủ quản
TW Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam

• Tapchidongnama.vn

• Trung tâm Thông tin và Truyền thông Văn hóa Thể thao
(Hợp tác truyền thông và quảng cáo của Tạp chí Đông Nam Á)
Email: ttvhtt.tapchidongnama@gmail.com
Liên hệ : 0908811688 – 0975161368

No Result
View All Result
  • Du lịch
    • Ẩm thực
    • Cẩm nang di lịch
    • Điểm đến
  • Giải trí
    • Điện ảnh
    • Hậu trường
    • Làm đẹp
    • Mỹ thuật
    • Thời trang
  • Giáo dục
    • Ngành học
    • Tin giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Khoa học
    • Công nghệ
    • Phát minh
    • Tin tức
    • Ứng dụng
  • Kinh doanh
    • Đầu tư – Tài chính
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nhân
    • Tin Kinh tế
    • Xuất nhập khẩu
  • Pháp luật
    • Kiến thức
    • Phóng sự
    • Tin nhanh
    • Văn bản
  • Y Tế
    • Các bệnh thường gặp
    • Dinh dưỡng
    • Khỏe đẹp
    • Thuốc quanh ta
    • Tin sức khỏe
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Các môn thể thao khác
    • Tin thể thao
    • Xe cộ
    • Xu hướng
  • Tin tức – Sự kiện
    • ASEAN
    • Quốc tế
    • Trong nước
  • TW Hội
    • Hoạt động Hội
    • Tài liệu bổ trợ
    • Thông tin hữu ích
  • Văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Di sản. Lễ hội
    • Bảo tồn, Bảo tàng, Nghệ thuật
    • Nhân vật Sự kiện
    • Sống đẹp