Seatimes – Sáng 5/1/2024, tại địa điểm 1196 đường 3/2, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra sự kiện lái thử nghiệm dòng xe ô tô điện thương hiệu Wuling do Công ty Wuling thưởng moto Thủ Đức tổ chức. Được biết, sự kiện được diễn ra 3 ngày cuối tuần, hàng tuần kéo dài đến Tết nguyên đán 2024
Dòng ô tô điện thương hiệu Wuling được TMT Motors ký kết hợp tác chiến lược với liên doanh General Motors (GM) – (SAIC – WULING), để sản xuất, lắp ráp và phân phối độc quyền ô tô điện mini thương hiệu Wuling tại VN.
Theo đó, hai công ty đã ký kết hợp tác chiến lược, trong đó thống nhất: Liên doanh GM – (SAIC – WULING) cung cấp linh kiện, ủy quyền cho TMT Motors độc quyền sản xuất, lắp ráp và phân phối các dòng ô tô điện thương hiệu Wuling tại Việt Nam.
Liên doanh General Motors (GM) – (SAIC – WULING) được thành lập vào năm 2002, là sự hợp tác của 3 hãng gồm: General Motors – Mỹ (44% cổ phần), SAIC Motor (50,1% cổ phần) và Wuling Motors (5,9% cổ phần). Liên doanh GM – (SAIC – WULING) sở hữu năng lực R&D tiên tiến với 6 cơ sở sản xuất và 14 trung tâm thử nghiệm trên thế giới với tổng mức đầu tư lên tới hơn 580 triệu đô la Mỹ, áp dụng theo hệ thống sản xuất toàn cầu của General Motors; cung cấp dải sản phẩm đa dạng gồm: ô tô du lịch, xe gia đình, xe thương mại và động cơ cho xe điện cỡ nhỏ và mini.
Thông qua các nguồn lực sẵn có từ các cổ đông, liên doanh GM – (SAIC – WULING) đã áp dụng các ý tưởng kinh doanh và hệ thống quản lý tiên tiến, nhấn mạnh việc tạo ra giá trị cao với mức chi phí thấp để thúc đẩy tổ chức lại quy trình kinh doanh của công ty và tích hợp tài nguyên, giúp xây dựng chuỗi giá trị cạnh tranh cốt lõi. Kể từ năm 1995 tới nay, các dòng sản phẩm toàn cầu của GM – (SAIC – WULING) đã được xuất khẩu và phân phối tới 96 quốc gia và vùng lãnh thổ thổ trên toàn thế giới
– Tháng 11 năm 2021, liên doanh GM – (SAIC – WULING) đạt doanh số bán tích lũy 25 triệu xe, giữ vững ngôi vị quán quân về doanh số bán của một nhà sản xuất tại thị trường Trung Quốc trong 13 năm liên tiếp.
– Tiên phong thúc đẩy sự phát triển của phân khúc xe ô tô điện cỡ nhỏ (Global Small Electric Vehicle), liên doanh GM – (SAIC – WULING) trở thành nhà sản xuất hàng đầu về doanh số bán xe điện mini trên toàn cầu với tích lũy hơn 1 triệu xe bán ra.
– Năm 2021 và 2022, liên doanh GM – (SAIC – WULING) là nhà sản xuất ô tô điện đứng thứ 3 thế giới về doanh số bán xe với lần lượt hơn 456 nghìn (2021) và 480 nghìn (2022) xe điện bán ra
General Motors Corporation (GM) là một hãng sản xuất ô tô Hoa Kỳ, đóng trụ sở ở Detroit, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ. Đây đã là hãng sản xuất ô tô lớn thứ nhì thế giới, sau Toyota theo xếp hạng doanh số toàn cầu năm 2008. GM đã là hãng có doanh số ô tô hàng đầu trong 77 năm liên tục từ năm 1931 đến 2007. Hãng này sản xuất xe hơi và xe tải tại 34 quốc gia. GM sử dụng 244.500 nhân công trên toàn thế giới, bán và cung cấp xe dịch vụ ở 140 quốc gia.
Năm 2008, 8,35 triệu chiếc xe hơi và xe tải của GM đã được bán ra trên toàn cầu dưới các thương hiệu Buick, Cadillac, Chevrolet, GMC, Opel, Vauxhall, Holden và Wuling.
Cuối năm 2008, GM cùng với Chrysler đã nhận được khoản vay của chính quyền Hoa Kỳ, Canada, và Ontario để tránh phá sản do suy thoái kinh tế cuối thập niên 2000, khủng hoảng giá dầu mỏ cuối thập niên 2000, quản lý tồi và cạnh tranh khốc liệt (xem khủng hoảng ngành ô tô 2008-2009).
Ngày 20 tháng 2 năm 2009, bộ phận Saab của GM đã đệ đơn xin tái tổ chức trong một phiên toà ở Thuỵ Điển sau khi bị từ chối các khoản vay từ chính phủ Thụy Điển.
General Motors (GM) đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án ở khu Hạ Manhattan, thành phố New York vào đầu giờ sáng ngày 1 tháng 6 giờ địa phương, (tối 1 tháng 6 theo giờ Hà Nội)[6].
Theo nội dung đơn, GM có tài sản 82,3 tỷ USD và gánh khoản nợ 172,8 tỷ USD[7]. Với số tài sản này, theo danh sách mà tạp chí Fortune của Mỹ liệt kê, GM đã ghi danh vào lịch sử với vụ phá sản lớn nhất từng có của một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Mỹ, đồng thời là vụ phá sản lớn thứ tư trong lịch sử doanh nghiệp nói chung của nước này sau các vụ phá sản của các công ty Lehman Brothers Holdings Inc., Washington Mutual và WorldCom Inc.[8]
Chủ nợ lớn nhất của General Motors là Công ty Wilmington Trust, đại diện cho một nhóm trái chủ nắm giữ 22,8 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp do GM phát hành, kế tiếp là Nghiệp đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW), đại diện của các công nhân làm việc cho GM, đối tượng mà GM còn chịu các nghĩa vụ nợ với tổng trị giá 20,6 tỷ USD. Nhân vật chính thúc đẩy GM tới lựa chọn phá sản là Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông tin rằng, việc quốc hữu hóa tạm thời hãng xe từng là biểu tượng của chủ nghĩa tư bản Mỹ sẽ giúp cứu được hãng xe này khỏi những kết cục tồi tệ nhất.
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ rót thêm cho GM 30 tỷ USD, ngoài khoản gần 20 tỷ USD đã bơm từ trước, và giành lấy 60% cổ phần của hãng xe này. Đây được xem là vụ can thiệp lớn bất thường của Chính phủ Mỹ vào ngành công nghiệp nước này. Chính phủ Canada sẽ nắm giữ 12% cổ phần trong GM mới, UAW nắm 17,5%, còn các trái chủ của GM nhận được 10%.
Doanh số bán hàng tại Mỹ của General Motors đã tăng 18% trong quý I/2023 so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể, doanh số bán hàng trong 3 tháng đầu năm tại thị trường Mỹ của General Motors (GM) là hơn 600.000 xe. Trước đó, công ty đã phải vật lộn với vấn đề về chuỗi cung cứng trong giai đoạn 2021-2022.
Giám đốc GM khu vực Bắc Mỹ Steve Carlisle cho biết: “Chúng tôi đã giành được thị phần đáng kể trong quý đầu tiên. Giá cả ổn định, hàng tồn kho đều ở tình trạng rất tốt và đây là lần đầu tiên chúng tôi đã bán được hơn 20.000 chiếc xe điện (trong tổng số hơn 600.000 xe) trong một quý”.
Hầu hết những chiếc xe điện được GM giao đến tay khách hàng là dòng Chevrolet Bolts. Hãng cũng đã bán được 968 chiếc Cadillac Lyriq EV – chiếc xe điện được chế tạo theo cấu trúc Ultium EV thế hệ mới. GM đã và đang tăng cường sản xuất các dòng xe điện xe điện dựa trên Ultium của mình. Dự kiến cuối năm 2023, hãng sẽ tiếp tục tung ra thị trường mẫu crossover Chevrolet Equinox.
Sắp tới, GM dự kiến sẽ tung ra thị trường mẫu Chevrolet Equinox 2023.
Đầu tuần qua, GM đã xác nhận hãng dự kiến sẽ cho ra lò 50.000 xe điện trong nửa đầu năm 2023, và “gấp đôi con số đó” vào nửa cuối năm. Một sản phẩm khác của GM cũng chuẩn bị được đưa ra thị trường là chiếc bán tải điện Chevrolet Silverado.
Mặt khác, GM cũng đang tăng cường sản xuất loại xe van giao hàng BrightDrop Zevo 600 theo đơn đặt hàng 4.000 chiếc từ đối tác Ryder System.
Doanh số bán xe điện của GM dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2024 và 2025.
Ngoài xe điện, các xe động cơ đốt trong của GM vẫn tiếp tục bán chạy. Doanh số bán xe bán tải cỡ lớn Silverado và GMC Sierra đã tăng 9% so với năm trước.
SAIC Motor là nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc và được ví là một trong 4 cột trụ lớn nhất của nền công nghiệp ô tô tại xứ tỉ dân. Đây cũng là gương mặt đáng nể của nền công nghiệp ô tô thế giới, khi có mặt trong top 10 nhà sản xuất lớn nhất. SAIC Motor cũng từng vinh dự đứng thứ 52 trong top 500 công ty có giá trị lớn nhất toàn cầu năm 2020.
Wuling, nhà sản xuất ô tô tải có trụ sở tại Liễu Châu bắt đầu cho ra mắt thị trường những chiếc minivans từ năm 1982. Đến năm 1986, tiền thân của Wuling là Tập đoàn công nghiệp ô tô Liễu Châu đã lắp ráp những chiếc xe Mitsubishi L100 phục vụ thị trường Trung Quốc và được biết đến với tên gọi Wuling LZ110. Sau quá trình phát triển và cải tiến động cơ, đặc biệt là dành cho xe tải, vào năm 2002, Wuling chính thức trở thành một phần của SGMW, chịu trách nhiệm sản xuất xe minivans và xe tải cỡ nhỏ.
Cơ chế của nhà nước đối với xe ô tô điện
Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện
Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô được Bộ Tài chính triển khai thực hiện từ năm 2020. Theo đó, các doanh nghiệp được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Chính sách này sẽ được kéo dài đến năm 2027 theo quy định tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021. Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô; các doanh nghiệp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô.
Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0%, các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu cho mẫu xe cam kết. Ví dụ, năm 2022, đối với xe chở người từ 9 chỗ trở xuống, loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cc trở xuống phải cam kết sản lượng chung tối thiểu 27.000 chiếc/năm, trong đó, sản lượng riêng tối thiểu cho một mẫu xe cam kết là 10.000 chiếc/năm.
Với quy định này, hầu hết các hãng xe nổi tiếng, đã quen thuộc với người dùng Việt như Toyota, Honda, Mazda, Kia, Hyundai, Mitsubishi… đều đáp ứng đủ điều kiện được hưởng ưu đãi. Các nhà sản xuất, lắp ráp đầu ngành như THACO, TC Motor, Vinfast cũng tiết kiệm được hàng triệu USD từ chính sách miễn thuế, kéo theo nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, những doanh nghiệp thứ cấp cũng được hưởng lợi trong chuỗi giá trị. Riêng với các nhà sản xuất, lắp ráp xe ô tô điện như Vinfast thậm chí còn được giảm yêu cầu về sản lượng xuống còn 250 xe/năm.
Quy định này khá phù hợp với thực tế hiện nay khi lượng sản xuất xe điện ở Việt Nam còn rất ít, góp phần khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất ô tô điện. Trong năm 2022, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhập khẩu tổng lượng linh kiện và phụ tùng ô tô trị giá hơn 5,843 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2021.
Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô điện
Với mục tiêu khuyến khích sản xuất và tiêu dùng những mặt hàng thân thiện với môi trường, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hiện hành quy định mặt hàng ô tô điện có mức thuế suất thấp hơn so với ô tô động cơ đốt trong cùng khả năng chuyên chở hoặc số chỗ ngồi.
Cụ thể, thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô động cơ đốt trong dao động từ 15 – 150% tùy theo dòng xe và dung tích xi lanh. Đối với xe lai điện (HEV, PHEV), xe dùng năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng sử dụng năng lượng xăng không quá 70% được áp dụng thuế suất thuế TTĐB bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe chạy xăng, dầu có cùng dung tích xi lanh. Riêng với ô tô “thuần” điện (BEV, FCEV) loại chở người từ 9 chỗ trở xuống áp dụng mức thuế TTĐB là 15%, từ 10 đến dưới 16 chỗ là 10%, từ 16 đến 24 chỗ là 5%, loại vừa chở người vừa chở hàng là 10%.
Ngày 11/01/2022, Quốc hội khóa 15 đã thông qua Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TTĐB, trong đó điều chỉnh giảm thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô điện xuống còn 1 – 3% (áp dụng từ ngày 01/3/2022 – 28/02/2027) và 4 – 11% (áp dụng từ ngày 01/3/2027).
Biểu suất thuế TTĐB đối với xe ô tô điện chạy pin tại Việt Nam
Biểu xuất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe điện chạy pin ở Việt Nam
Tương tự với ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện, các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi giảm thuế TTĐB cũng phải đáp ứng yêu cầu về sản lượng tối thiểu là 250 chiếc/năm, áp dụng đối với xe chở người từ 9 chỗ trở xuống, xe tải, xe minibus; xe buýt/xe khách.
Giảm mức thu lệ phí trước bạ cho ô tô điện
Ngày 15/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2022/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ là 0% đối với ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu trong 3 năm kể từ ngày 01/3/2022. Trong 2 năm tiếp theo, mức thu này sẽ bằng 50% so với mức thu của các loại xe xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi. Với xe đăng ký từ lần thứ 2 trở đi, mức lệ phí trước bạ phải nộp được thống nhất trên toàn quốc là 2%, áp dụng chung cho cả xe điện và xe dùng động cơ đốt trong.
Tác động của chính sách
Khuyến khích đầu tư sản xuất và tiêu dùng ô tô điện
Với những chính sách ưu đãi thuế TTĐB và LPTB cho ô tô điện, người tiêu dùng giảm được một khoản chi phí khá lớn khi mua xe ô tô điện, bao gồm tất cả các loại ô tô (trên hoặc dưới 9 chỗ), rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự. Từ đó khuyến khích người tiêu dùng sử dụng phương tiện này, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với nhà sản xuất, các ưu đãi thuế khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô điện chạy pin.
Góp phần giảm lượng khí thải phát tán ra môi trường của phương tiện giao thông, BVMT sinh thái
Hiện nay, nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông ở Việt Nam rất cao, từ đó đặt ra thách thức về vấn đề môi trường. Để cải thiện chất lượng không khí và tình trạng ô nhiễm do phương tiện giao thông gây ra, xe không phát thải được coi là một trong những giải pháp tối ưu. Các quốc gia trên thế giới cũng đang tập trung phát triển mục tiêu phổ cập xe điện, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện “sạch”, hướng tới tương lai xanh trên toàn cầu.
Không chỉ vậy, ô nhiễm không khí là tác nhân gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe con người. Trong khi đó, một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí đến từ khí thải phương tiện giao thông. Do vậy, các chính sách khuyến khích sử dụng xe không phát thải, trong đó có chính sách ưu đãi thuế, phí sẽ đóng góp rất lớn cho công cuộc BVMT và sức khỏe con người.
Góp phần quan trọng trong thực hiện các cam kết quốc tế
Việc thực hiện các chính sách ưu đãi, chương trình hỗ trợ đối với ô tô điện trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế về biến đổi khí hậu như các cam kết theo thỏa thuận COP26 ở Glasgow vào tháng 11/2021, trong đó có mục tiêu đạt mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050.
Những vấn đề đặt ra
Hạn chế về hạ tầng: Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến tháng 8/2022, cả nước có gần 3.000 ô tô điện được sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, tăng gấp hơn 20 lần so với lượng ô tô điện của năm 2019. Trong đó gần như toàn bộ là xe HEV và PHEV, số xe BEV chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 1%. Hầu hết số xe trên đều là xe nhập khẩu do hiện nay tại Việt Nam, ngoài Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Kinh doanh VinFast đang tiến hành hoạt động sản xuất, lắp ráp xe điện chạy pin, chưa có doanh nghiệp nào sản xuất, lắp ráp ô tô điện hóa. Nhìn chung, hiện nay các dòng xe ô tô điện chưa phổ biến tại Việt Nam.
Ngoài ra, hiện nay ở các nước phát triển có nhu cầu sử dụng xe điện cao, các trạm và nhà để xe ngoài trời tại các cơ quan, công sở hay trung tâm thương mại đều có xu hướng tích hợp hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời, tận dụng nguồn năng lượng sạch, đồng thời giảm sự tiêu thụ điện từ hệ thống điện. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các trạm sạc vẫn đang còn hạn chế về mặt số lượng và có tiến độ triển khai chậm, thiếu hạ tầng giao thông đường bộ, điểm đỗ xe tĩnh, quỹ đất để bố trí trạm sạc cho xe điện. Kết quả khảo sát cũng minh chứng vấn đề này khi mối quan tâm cao nhất của người tiêu dùng là vấn đề hạ tầng cho ô tô điện.
Phạm vi hoạt động của xe điện còn hạn chế, theo công bố từ VinFast, VF E34 có phạm vi hoạt động khoảng 285 km khi sạc đầy, trong thời gian tới khi cập nhật phần mềm, con số sẽ tăng lên mức 300 km. Hay các mẫu xe BEV mới ra mắt của các hãng trên thế giới cũng chỉ có phạm vi hoạt động 320 – 400 km cho một lần sạc, do đó chưa đáp ứng nhu cầu di chuyển của khách hàng so với xe sử dụng động cơ đốt trong. Đây cũng là vấn đề về công nghệ mà người tiêu dùng lo ngại nhất.
Cơ cấu nguồn điện còn hạn chế cũng tác động đối với môi trường từ quá trình sử dụng xe điện. Thực tế, phần lớn điện trong lưới điện quốc gia được sản xuất bằng các nguồn chưa thân thiện với môi trường. Theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đến năm 2030 đạt 137,2 tỷ GW (trong đó nhiệt điện than 27%; nhiệt điện khí 21%; thủy điện 18%; điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác 29%, nhập khẩu khoảng gần 4%; thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng gần 1%). Như vậy, nhiệt điện than và khí vẫn là nguồn cung cấp gần 1/2 lượng điện của Việt Nam vào năm 2030. Do đó, việc sử dụng xe điện tại Việt Nam với nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ nhiệt điện đồng nghĩa với việc ô nhiễm sẽ chuyển từ nơi xe điện được sử dụng đến nơi có các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Xe điện tác động tới môi trường từ việc sản xuất ra chúng. Do bộ pin nặng, các nhà sản xuất phải làm nhẹ phần còn lại của chiếc xe dẫn tới việc các linh kiện của xe điện thường sử dụng nhiều vật liệu nhẹ, đòi hỏi nhiều năng lượng để sản xuất và xử lý. Nhất là các vật liệu được sử dụng trong pin có hại cho môi trường, trong khi việc tái chế pin lithium-ion hiếm khi được thực hiện, kể cả tại các nước phát triển.
Cạnh tranh từ các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư từ các hãng ô tô lớn trên thế giới. Thái Lan là trung tâm lắp ráp và xuất khẩu ôtô lớn thứ 4 ở châu Á. Nhu cầu xe điện ở nước này đang ngày càng gia tăng, năm 2021, số lượng ô tô điện đăng ký mới đã tăng gấp đôi lên khoảng 4.000 chiếc. Tháng 12/2021, Hội đồng Đầu tư Thái Lan phê duyệt 24 dự án xe điện mới, dự kiến bắt đầu sản xuất vào năm 2024 với kế hoạch đến năm 2030 sẽ sản xuất từ 150.000 chiếc đến 200.000 chiếc mỗi năm. Các nhà đầu tư vào Thái Lan bao gồm rất nhiều nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới như Mercedes, BMW, Mitsubishi Motors, Nissan Motors…
Indonesia với mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu xe điện toàn cầu đã thu hút 15 tỷ USD đầu tư vào chuỗi cung ứng xe điện từ Tập đoàn Ô tô Hyundai của Hàn Quốc và Giải pháp Năng lượng LG, một đơn vị của Tập đoàn LG. Hai thỏa thuận này được ký kết để phát triển chuỗi giá trị pin cho xe điện ở Indonesia. Ngoài ra, một số nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới cũng đầu tư vào Indonesia, như Toyota Motor Corp có kế hoạch đầu tư 27,1 nghìn tỷ rupiah (1,80 tỷ USD) vào Indonesia trong 5 năm tới để sản xuất xe điện.
Mức thu nhập trung bình thấp, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam trong năm 2021 đạt khoảng 3.694 USD, khá thấp để người tiêu dùng có thể sở hữu ô tô, đặc biệt là ô tô điện do giá bán của ô tô điện cao hơn so với xe tương tự sử dụng động cơ đốt trong. Theo ước tính của các chuyên gia trên thế giới, chi phí sản xuất ô tô điện so với xe động cơ đốt trong truyền thống cùng kích thước vẫn đắt hơn khoảng 45%, phải đến năm 2030, con số này mới giảm về khoảng 9%. Trong khi đó, theo khảo sát người tiêu dùng, nhận định về “Giá của ô tô điện phù hợp với năng lực tài chính của tôi” có mức đồng thuận thấp nhất, hay nói cách khác, phần lớn người tiêu dùng được khảo sát cho rằng ô tô điện có mức giá cao, không phù hợp với năng lực tài chính của họ.
Chính sách hỗ trợ phát triển xe điện còn hạn chế. Ngoài các chính sách ưu đãi về thuế cho ô tô điện và hỗ trợ kinh phí NSNN cho phát triển, ứng dụng và đổi mới công nghệ… cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nói chung, gần như chưa có các chính sách hỗ trợ khác về tín dụng, đầu tư, thương mại… Một trong những khó khăn của việc triển khai tín dụng cho phát triển ô tô điện là những dự án về ô tô điện thường yêu cầu nguồn vốn lớn, duy trì trong một thời gian dài, đòi hỏi ngân hàng phải có lượng vốn lớn và dài hạn. Hơn nữa, để khẳng định được một dự án là hữu ích cần có sự thẩm định kỹ càng nhằm đảm bảo tuân thủ những điều kiện môi trường xã hội khắt khe.
Kết luân và một số khuyến nghị chính sách
Ngày 22/7/2022. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải. Trong đó mục tiêu trọng tâm là phát triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050. Đây sẽ là cơ hội cho ngành giao thông tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại, chuyển đổi từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang các loại năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính. Để đón đầu xu thế phát triển của ô tô điện, ô tô thân thiện với môi trường, Việt Nam cần có các chính sách khuyến khích kịp thời trong giai đoạn tới.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc đánh thuế dựa trên CO2 có thể giúp các quốc gia thực hiện cải cách thuế mà không làm giảm tổng doanh thu thu được từ việc đánh thuế phương tiện giao thông. Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã áp dụng việc tính thuế TTĐB đối với ô tô theo CO2. Thái Lan bắt đầu áp dụng chính sách này kể từ năm 2016, theo đó, các phương tiện có phát thải CO2 thấp sẽ chịu mức thuế suất thấp hơn, xe ô tô điện, bao gồm cả 4 dòng xe có thuế suất thấp hơn xe chạy hoàn toàn bằng động cơ đốt trong.
Tại Indonesia, từ tháng 10/2021, thuế TTĐB dựa trên khí thải đối với ô tô bắt đầu có hiệu lực. Theo đó áp dụng mức thuế cao hơn đối với xe ô tô có công suất động cơ cao và lượng khí thải CO2 từ ống xả lớn. Các phương tiện không phát thải như ô tô điện chạy bằng pin vẫn chịu thuế 0% theo quy định mới, trong khi các phương tiện hybrid phải chịu thuế suất từ 2% đến 12% dựa trên mức phát thải.
Trong thời gian tới, Việt Nam có thể nghiên cứu áp dụng chính sách thuế TTĐB đối với ô tô dựa trên lượng phát thải CO2, nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển theo hướng thân thiện môi trường, đồng thời tạo sự công bằng trong chính sách thuế và không ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN.
Việt Nam cần có những chính sách khuyến khích mạnh mẽ và rõ ràng hơn trong việc đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho hoạt động R&D, giúp đổi mới sản phẩm và công nghệ, sản xuất ra các sản phẩm ô tô điện hiện đại, tiên tiến, có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài (kinh nghiệm của Ấn Độ). Khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp và các trung tâm nghiên cứu, các viện, trường để tăng thêm năng lực nghiên cứu, phát triển cho sản xuất ô tô điện và các ứng dụng cho ô tô điện, nhất là xe tự lái, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Ngoài ra, cần tăng tính tiện ích của việc sử dụng xe ô tô điện thông qua lắp đặt các hệ thống sạc điện công do Chính phủ đầu tư và đưa ra các ưu đãi về thuế, chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho ô tô điện như trạm sạc xe, hay hỗ trợ xây dựng các nhà máy sản xuất pin để có thể giảm giá thành xe điện (kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp…). Đẩy mạnh nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc BVMT, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức xã hội về tác dụng tích cực của việc phát triển và sử dụng ô tô điện trong việc giảm phát thải và ô nhiễm môi trường.
Thế Cương