Seatimes – (ĐNA). Ngoài các sự kiện quen thuộc, định vị thương hiệu riêng của du lịch Đà Nẵng: Lễ hội pháo hoa (DIFF), cuộc thi Marathon quốc tế; lễ hội “Tận hưởng Đà Nẵng”; giải Golf BRG Danang Championship 2024 (cùng các hoạt động phụ trợ phục vụ du lịch Golf)…; từ năm 2024, du lịch Đà Nẵng có thêm nhiều sản phẩm mới, một số sản phẩm được đưa vào khai thác ở giai đoạn thử nghiệm, thí điểm. Thành phố cũng cho biết sẽ có chính sách thiết thực hỗ trợ các đơn vị khu, điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch tiếp tục hình thành sản phẩm, dịch vụ, sự kiện mới.
Theo kế hoạch “Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2024” (số 229/KH-UBND), vừa được UBND thành phố chính thức ban hành, mục tiêu chính vẫn hướng đến “Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến an toàn, đặc sắc, nhân văn, hiếu khách. Xây dựng và giữ gìn thương hiệu Thành phố đáng sống và Thương hiệu của điểm đến Đà Nẵng”. Thành phố xác định huy động nhiều nguồn lực, phát huy trí tuệ tạo nguồn lực tổng hợp cho định hướng phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Kế hoạch phát triển du lịch năm 2024 được triển khai với tinh thần cộng đồng trách nhiệm của nhiều sở, ban, ngành, UBND nhân dân các quận, huyện và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, với sự quyết tâm cao của chính quyền.
Về chỉ tiêu, kế hoạch đưa ra 2 kịch bản lần lượt là: Khách do cơ sở lưu trú phục vụ phấn đấu đạt 8,27 triệu lượt (tăng 12% so với 2023), và gần bằng 103% so với 2019, trong đó khách quốc tế đạt 2,4 triệu lượt, tăng 21%; kịch bản 2: đạt 8, 42 triệu lượt du khách, (tăng hơn 13,8% so với 2023), và gần bằng 105% (so với 2019), khách quốc tế đạt 2,5 triệu lượt, tăng 26% (so với 2023).
Để thu hút du khách quốc tế, kế hoạch cũng đưa ra nhiệm vụ xúc tiến khôi phục lại các đường bay quốc tế thường kỳ đã từng diễn ra. Đơn cử như đường bay Đà Nẵng – Doha (với chuyến bay đầu tiên từ Doha (Qatar) đến Đà Nẵng, vào ngày 19/12/2018). Đường bay trực tiếp Doha – Đà Nẵng có ý nghĩa rất quan trọng, bởi mạng lưới đường bay của Qatar Airways mở ra cơ hội kết nối với 150 điểm đến, đặc biệt là du khách đến từ các thị trường tiềm năng của Đà Nẵng như Tây Âu và Bắc Mỹ, tạo ra sự tăng trưởng đột phá và thay đổi thị trường khách đối với du lịch Đà Nẵng. khôi phục đường bay Đà Nẵng – Osaka (Nhật Bản, đã chính thức được Vietnam Airlines mở từ 28/10/2018).
Khôi phục các đường bay thuê chuyến từ Trung Quốc. Mở mới các đường bay Đà Nẵng đi Jakarta – Indonésia; Đà Nẵng-Nagoya (Nhật Bản). xúc tiến các đường bay Nối Australia, Kazaktan, Uzerbekistan, với Đà Nẵng….Đặc biệt, cần xúc tiến mở thêm các đường bay đến nhiều điểm khác của Ấn Độ (hiện đã có 3 đường bay trực tiếp từ Đà Nẵng đến New Delhi, Mumbai và Ahmedabad). Đẩy mạnh khai thác thị trường khách Philippines, khi đường bay đã chính thức mở từ 7/12/2023.
Kế hoạch đặt mục tiêu doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành phấn đấu đạt hơn 30,3 ngàn tỷ, tăng hơn 9% (so với 2023) và bằng 142% (so với 2019); kịch bản 2: hơn 30,8 ngàn tỷ, tăng hơn 10% (so với 2023) và bằng 146% (so với 2019).
Trong kế hoạch 2024, ngoài chuỗi chương trình xúc tiến, ưu đãi, thu hút khách MICE đến Đà Nẵng; sẽ có thêm xây dựng và triển khai “Kế hoạch phát triển ẩm thực thành sản phâm du lịch đặc sắc trên địa bàn”; xây dựng, ban hành “Kế hoạch phát triển du lịch cưới Đà Nẵng năm 2024 – 2025; triển khai chưong trình thí điểm hỗ trợ khách du lịch cưới.
Sản phẩm du lịch mới phát huy bản sắc, lịch sử truyền thống, sông nước
Thành phố tiếp tục triển khai và sẽ đưa vào khai thác từ 1 đến 2 sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong năm 2024: Đề án phát triên du lịch khu căn cứ cách mạng K20; đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô, trong đó có nghiên cứu đề xuất phương án quản lý và khai thác ghềnh Nam Ô phục vụ du lịch.
Đặc biệt, 2024,đề án phát triển du lịch cộng đồng tại huyện nông thôn mới Hòa Vang (giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030), sẽ có những nét mới: Thí điểm tạo sản phẩm du lịch mới tại địa phương qua khai thác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hòa Vang. Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện chương trình OCOP và hỗ trợ phát triển (sản phẩm OCOP), thành các sản phẩm phục vụ du lịch.
Lần đầu tiên, Đà Nẵng sẽ sử dụng phương tiện du lịch đường thủy (50 chỗ trở lên) khai tác tuyến đường sông nội địa: Tuyến Cảng Sông Hàn – Bến thủy nội địa K20 (X5), Bến thủy nội địa Chùa Quán Thế Âm (X6) và ngược lại. Theo phân công, Sở Giao thông vận tải sẽ có kế hoạch rà soát và triển khai nạo vét (nếu cần), để bảo đảm luồng lạch cho tuyến.
Trong khi đó, UBND quận Ngũ Hành Sơn (bộ phận chịu trách nhiệm đền bù giải tỏa dự án) và BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp – phát triển nông thôn, sẽ chịu trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa, sớm khai thông sông Cổ Cò kết nối với Quảng Nam, khai thác hiệu quả tuyến sông Hàn đi Ngũ Hành Sơn kết nối với đô thị cổ Hội An.
Dịch vụ du lịch ban đêm trên cầu Nguyễn Vãn Trỗi và chương trình nghệ thuật về đêm tại một số thiết chế văn hóa
Năm 2024, UBND quận Sơn Trà và quận Hải Châu sẽ chịu trách nhiệm triển khai phương án tố chức thí điểm dịch vụ du lịch ban đêm trên cầu Nguyễn Vãn Trỗi và công viên bờ Đông chân cầu Nguyễn Văn Trỗi; triển khai thí điểm Phố đi bộ đường Bạch Đẳng (đoạn từ cầu Rồng đến cầu Trần Thị Lý) ; xây dựng phương án khai thác Công viên APEC phục vụ người dân và du khách (bao gồm cả phục vụ cho hoạt động đón, trả khách du lịch tàu biển), tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật về đêm.
Từ kinh nghiệm các mô hình tham quan, du lịch ban đêm tại các di tích văn hóa, lịch sử ở Hà Nội; UBND thành phố cũng giao trách nhiệm cho các ngành hữu quan, nghiên cứu đề xuất thí điểm tổ chức chương trình văn hóa nghệ thuật đặc trưng vào ban đêm tại các thiết chế văn hóa, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải, Bảo tàng Chăm… phục vụ khách (đó là các chương trình biểu diễn múa Chămpa; chiếu sáng 3D mapping, biểu diễn nghệ thuật, tái hiện lịch sử …).
Năm 2024, cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, phát huy giá trị Di sản Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn; tổ chức các hoạt động khai thác hiệu quả Bảo tàng Đà Nẵng, hoàn thành trùng tu Hải Vân Quan.
Sôi động vòng cung du lịch biển – bán đảo
Sở Du lịch thành phố cho biết sẽ đề xuất tổ chức các sự kiện cuối tuần dọc 2 tuyến biển đường Hoàng Sa – đường Võ Nguyên Giáp — đường Trường Sa và đường Nguyễn Tất Thành, các sự kiện định kỳ tại Công viên biển Đông; tổ chức điểm check in, trang trí hoa dọc vỉa hè 2 tuyến biển này. Trong năm, cũng sẽ hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án đầu tư “Cải tạo cảnh quan, tạo một số điểm nhấn khu vực vỉa hè và bãi cát tuyến biển Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa” Bổ sung cơ sở hạ tầng, cải tạo cảnh quan, tiện ích công cộng phục vụ quản lý, khai thác du lịch ven biển tuyển đường Nguyễn Tất Thành; hoàn thanh thiết kế một số ý tưởng cảnh quan điểm nhấn tuyến biển đường Hoàng Sa-Võ Nguyên Giáp – Trường Sa.
Đà Nẵng cũng đặt mục tiêu đẩy nhanh hơn tiến độ các dự án thu gom và xử lý nước thải dọc hai tuyến biển đường Hoảng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa và Nguyễn Tất Thành. Ngành chức năng được yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra, xử lý chất lượng nước trước khi xả ra bãi biển và có phưong án xử lý các cống xả dọc biển, nhất là trong mùa mưa bão.
Giữ gìn hình ảnh của “Đà Nẵng – Thành phố Môi trường”, các rạn san hô tại bán đảo Sơn Trà tiếp tục được đưa vào danh mục cần bảo vệ. Phối hợp liên ngành (Du lịch – Tài nguyên và Môi trường, cùng UBND các quận) triển khai các hoạt động tuyên truỵên nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng, du khách trong các công tác bảo vệ và chung tay làm sạch môi trường. Trong năm, sẽ tổ chức thường xuyên và có 2 đến 3 đợt ra quân vào thời gian cao điểm của mùa du lịch.
Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, tham mưu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án động lực, trọng điểm về du lịch hiện còn tồn đọng, kéo dài, giúp khơi thông nguồn lực để sớm đầu tư trở lại, tạo sản phẩm dịch vụ du lịch mới; đôn đốc, triển khai các dự án đầu tư công để hỗ trợ phát triển du lịch.
Đồng thời, tập trung hỗ trợ khởi công dự án Tổ hợp Dòng sông ánh sáng và bến thủy nội địa, Khu công viên văn hóa và vui chơi giải trí phía Đông Nam Đài tưởng niệm. Ban Xúc tiên và hỗ trợ đầu tư thành phố (IPA) chịu trách nhiệm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư vào các dự án hạ tầng du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp, các tổ hợp vui chơi trên địa bàn.
Cũng trong năm nay, Đà Nẵng cũng sẽ hoàn thành tổ chức thi tuyển thiết kế quy hoạch Quảng trường – Bảo tàng dọc Trung tâm hành chính thành phố – Bạch Đằng – Trần Phú, được dư luận rất quan tâm./.
Trung Đức