Seatimes -Theo kênh truyền thông RT, đầu năm 2022, công ty điện lực EDF của Pháp đã chứng kiến sản lượng điện của mình giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm do lò phản ứng hạt nhân nhiều lần ngừng hoạt động. Đội ngũ nhân viên đang chạy đua với thời gian để đảm bảo động cơ chạy hết công suất, phục vụ người dân trong điều kiện giá rét mùa đông. Nhiệt độ dự kiến xuống gần bằng 0 trong những ngày tới sẽ thách thức khả năng phục hồi của hệ thống lưới điện Pháp. Để đối phó với nguy cơ thiếu điện, ngày 1/12/2022, chính phủ Pháp thông báo sẽ triển khai kế hoạch cắt điện luân phiên, dự kiến ảnh hưởng tới hơn 60% dân số.
Jean-Paul Harreman, Giám đốc công ty tư vấn năng lượng EnAppSys, cho biết so với các nước châu Âu khác, Pháp dễ bị tổn thương hơn trước cuộc khủng hoảng năng lượng do điện hạt nhân sẵn có bị hạn chế và nhu cầu đặc biệt nhạy với sự thay đổi của nhiệt độ. Pháp đang tiến tới những hạn chế về hoạt động nhập khẩu điện. Bên cạnh đó, lượng điện tiêu thụ dự kiến đạt đỉnh 80 GW vào ngày 12/12 tới khi nhiệt độ tiếp tục giảm sâu.
Ngày 1/12/2022, chính phủ Pháp thông báo sẽ triển khai kế hoạch cắt điện luân phiên kể từ đầu năm 2023 để đối phó với nguy cơ thiếu điện. Theo EDF, từ tháng 1/2023, việc cắt điện sẽ thực hiện luân phiên theo từng khu vực và thời điểm cụ thể, bao gồm cả các khung giờ cao điểm từ 8h – 13h hay từ 18h – 20h. Tình trạng mất điện sẽ không kéo dài quá 2 giờ đồng hồ và được thông báo trước. Ước tính việc cắt điện luân phiên có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 60% người dân Pháp.
Nhà khai thác viễn thông Orange cho biết trong trường hợp một số vùng bị cắt điện kéo dài, đường dây liên lạc khẩn cấp có thể không thực hiện được và Liên đoàn Ngân hàng Pháp (FBF) thừa nhận các máy rút tiền sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một tuyên bố trấn an người dân, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trên kênh truyền hình TF1 ngày 5/12: “Điều đầu tiên là không được hoảng sợ. Việc chính phủ chuẩn bị cho những tình huống cắt điện vài giờ mỗi ngày nếu không có đủ điện là điều không thể tránh khỏi”.
Tham gia cùng Mỹ trừng phạt Nga. Giờ đây Pháp và châu Âu đang phải trả giá cho những sai lầm của mình.
Chy Le/TCĐNA