Vạ lây
Trái với thường ngày, cả làng cốm Mễ Trì trở nên im ắng đến kì lạ. Nhiều người tỏ ra nghi ngờ và đề phòng khi thấy khách lạ hỏi thăm về cốm. Cũng thật khó để tìm thấy những tiếng cùm cụp của chày giã từ một hộ nào đó.
Gia đình anh Trí đã 3 đời theo nghề cốm, cũng ngót nghét cả trăm năm. Anh cho hay, ngày xưa để làm cốm có màu xanh bắt mắt, người ta thường cho lá giềng, lá thơm ném vào cối giã chung. Nhưng sau này do xuất hiện các loại phẩm màu hóa chất, người mua không dám ăn loại cốm có màu xanh non đó nên các lò cốm hiện giờ chỉ sản xuất cốm mộc.
Không chỉ riêng gia đình nhà anh Trí, có khá nhiều các hộ dân đã ngừng sản xuất cốm vài ngày nay. Lò sấy nguội tanh, cối giã cũng không hoạt động, các dụng cụ sản xuất cốm đều xếp xó một chỗ.
Anh cũng cho biết, đội cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường công an quận Nam Từ Liêm phối hợp với cơ quan chức năng đã xuống tận nơi, từng hộ gia đình để kiểm tra hoạt động kinh doanh. Sau khi phát hiện sự việc một cơ sở sản xuất sử dụng hóa chất, anh Trí và nhiều hộ gia đình khác đã rất bức xúc, yêu cầu các cơ quan đình chỉ ngay cơ sở đó, tránh tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”, ảnh hưởng đến uy tín cốm Mễ Trì.
Đó là khẳng định của những người làm cốm tại Mễ Trì. Trước việc thắc mắc làm sao để biết đâu là cốm sử dụng hóa chất, đâu là cốm an toàn, anh Trí nói: “Thực ra bây giờ không nhà nào vào phẩm cốm nữa, người mua cũng am hiểu hơn trước, không còn ưa chuộng loại cốm có màu xanh non. Cứ mua cốm mộc là đảm bảo 100% không hóa chất, màu tuy không đẹp, nhưng chất lượng không hề thay đổi”.
Cốm ngon Mễ Trì điêu đứng sau thông tin nhuộm hóa chất
Lúa sau khi gặt hoặc mua về được tuốt bỏ lá. Thóc được đổ vào một bể ngập nước để loại bỏ những hạt lép nổi lên. Thóc sau khi đãi được để ráo rồi rang trong chảo to, mỗi mẻ khoảng 40-50kg. Thóc rang chín, để nguội rồi dùng máy xát nhiều lần cho đến khi nào cốm sạch trấu (vỏ) thì thôi. Cuối cùng cốm được giã bằng cối máy 2-3 lần để tách cám và làm dẻo. Tất cả những công đoạn này đều không hề sử dụng đến hóa chất.
Cụ giải thích, người mua không nên căn cứ vào giá cả để khẳng định đâu là cốm sử dụng hóa chất hay không vì nếu có nhuộm thì người ta vẫn bán như cốm mộc. Cách phân biệt tốt nhất là dựa vào màu sắc của cốm. Cốm nhuộm thì cả mẹt đều có màu xanh biếc, còn cốm mộc thì không có màu xanh đều tăm tắp như thế, mà có màu vàng nâu xen xanh nhạt, chỉ cần nhìn qua là biết. Nhiều người không biết lại chê cốm mộc xấu, cứ đòi loại cốm có màu xanh kia.