Bệnh thán thư gây hại trên rất nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây xoài – một loại nông sản có diện tích canh tác lớn và giá trị kinh tế cao. Để “đẩy lùi” bệnh hại này và tăng năng suất cho cây xoài, bà con cần có biện pháp canh tác hợp lý và chọn được loại “nông dược” chữa trị kịp thời.
Xoài là loài cây ăn quả vùng nhiệt đới thơm ngon và bổ dưỡng với đa dạng chủng loại nên được người xưa xưng tụng là “thức ăn của các vị thần”.
Có giá trị kinh tế cao, dễ canh tác nên những năm gần đây, nhiều địa phương đã nhân rộng diện tích trồng xoài. Tuy vậy, bên cạnh việc mở rộng diện tích, dịch hại trên xoài cũng ngày trở nên tăng mạnh. Trong đó, thán thư là chủng bệnh gây hại nghiệm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và năng suất của loại quả này.
Các bộ phận của cây xoài khi bị bệnh thán thư
Quả xoài bị thán thư
Bệnh thán thư là do nấm bất toàn Colletotrichum gloeosporioides Penzig (Tên tiếng Anh là Anthracnose) gây ra. Chủng nấm này gây ảnh hưởng đến hàng trăm loại thực vật như ngũ cốc, trái cây, rau đậu và đặc biệt là các loại cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây xoài.
Ở những nhà vườn ít được chăm sóc, bệnh thán thư càng dễ dàng phát triển mạnh. Nấm bệnh phá hại trên cả lá, đọt, bông (hoa) và trái xoài.
Với đặc tính là một loại nấm, bệnh thán thư có thể lưu tồn trong cành, lá cây hoặc lá tàn dư trên mặt đất dài ngày. Ở điều kiện độ ẩm cao, trời mát bệnh, thán thư sẽ trỗi dậy phát triển gây hại nặng, nhất là vào mùa mưa, lúc cây xoài ra hoa.
Khi thán thư tấn công hoa xoài, trên hoa sẽ có những đốm đen nhỏ, đặc biệt là lúc trời ẩm nhiều sương mù và mưa sẽ khiến hoa bị khô đen và rụng đi.
Trên lá, bệnh thường có những đốm góc cạnh màu nâu đỏ, lớn khoảng 3-5mm hoặc những vòng tròn đồng tâm có thể liên kết thành vùng lớn, sau đó lá bị khô, rụng đi. Trên cành non cũng có đốm nâu xám, lớn dần bao quanh cành rồi lan dần làm khô chết đọt.
Nếu thán thư tấn công vào quả xoài, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy đốm bệnh tập trung nhiều trên cuống và chóp trái làm trái non khô và rụng đi. Thán thư cũng có thể xâm nhập vào các lỗ tự nhiên trên trái còn xanh. Khi bệnh phát triển mạnh sẽ ăn sâu vào thịt quả trong quá trình trái chín. Triệu chứng rõ rệt là các đốm bệnh nâu đen, hơi tròn hoặc lõm sâu, có thể liên kết nhau, trái bị chín háp, giảm chất lượng.
Để phòng ngừa và khắc phục loại bệnh này, bà con nên thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp và tìm đến những “phương thuốc” chữa trị kịp thời.
Theo đó, về biện pháp canh tác, bà con cần tạo vườn cây thông thoáng. Tiêu hủy các phần bệnh để tránh lây lan đồng thời tỉa cành, tạo tán để giúp thông thoáng vườn cây, giảm độ ẩm trong vườn. Đặc biệt cần tránh bón thừa đạm.
Về biện pháp hóa học, loại thuốc được nhiều người trồng dưa tin dùng hiện nay là Aviso 350SC, Manozeb 80WP hoặc Catcat 250EC của Công ty cổ phần nông dược HAI – địa chỉ sản xuất và cung cấp nhiều loại nông dược uy tín trên thị trường hiện nay.
MANOZEB 80WP
Về cách dùng, bà con pha 200 ml/200 lít nước đối với thuốc AVISO 350SC và pha 800-1000 g/200 lít nước đối với thuốc MANOZEB 80WP hoặc 200 ml/200 lít nước đối với Catcat 250EC. Tuân thủ việc pha đúng liều lượng sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ tối đa.
Catcat 250EC
Ngoài đặc trị bệnh thán thư trên cây xoài, Aviso 350SC, Manozeb 80WP và Catcat 250EC còn phòng trị nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng như mốc sương, đạo ôn, lem lép hạt, khô vằn….
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, phương Đakao, Quận 1, TP.HCM Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088 Website: www.congtyhai.com |
PV
Theo TCĐNA