Cụ thể, tiền phạt vi phạm an toàn thực phẩm sẽ nâng lên gấp 10 lần lên mức tối đa 200 triệu đô la Đài Loan.
Người vi phạm sẽ phải đối mặt với án 7 năm tù cho việc pha trộn thực phẩm với các chất cấm hoặc sai thành phần. Nếu hậu quả của việc vi phạm này dẫn đến chết người thì họ có thể bị tù chung thân và đối mặt với những mức phạt cao hơn nữa.
Người tố cáo sẽ được nhận phần thưởng lên đến 2 triệu đô la Đài Loan. Mức thưởng sẽ tăng gấp đôi nếu nhân viên báo cáo sự việc đó diễn ra tại chính công ty của mình.
Bánh bao bị nghi ngờ chứa dầu bị nhiễm độc đã được lấy ra khỏi kệ hàng ở Đài Loan và Hồng Kông.
Động thái trên của nhà chức trách Đài Loan xuất phát từ vụ bê bối thực phẩm khi một công ty bị phát hiện đã bán dầu tái chế cho hơn 1.000 doanh nghiệp. Ông Jiang cho hay: “Danh tiếng của Đài Loan vốn được ví như một vương quốc thực phẩm dành cho người sành ăn đã bị thiệt hại lớn vì sự cố an toàn thực phẩm này. Vì vậy tất cả chúng ta phải hành động để lấy lại được danh tiếng của mình”. Và động thái này cần sự ủng hộ của Quốc hội.
Vào đầu tháng này, công ty dầu ăn Chang Guann đã bị phạt vì việc bán dầu tái chế. Một cuộc điều tra đã phát hiện công ty đã bán 782 tấn dầu bị nhiễm độc. Hàng trăm tấn đồ ăn nhẹ, mì ăn liền và bánh bao bị loại bỏ khỏi các kệ hàng ở Đài Loan và Hồng Kong kể từ khi vụ việc được tiết lộ.
Chính phủ phải đối mặt với những lời chỉ trích trong việc xử lý các vụ bê bối an toàn thực phẩm vừa qua. Ảnh: AFP
Cindy – phóng viên thường trú của BBC tại Đài Bắc cho biết các biện pháp mới nhằm khắc phục tình trạng việc quản lý lỏng lẻo về an toàn thực phẩm tại đây, bao gồm giám sát nghiêm ngặt hơn các nhà sản xuất thực phẩm và cung cấp một đường dây nóng để người dân có thể báo cáo về hành vi vi phạm an toàn thực phẩm cho chính phủ.