Từ thế kỷ XVI, tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân, đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống con người.
Trong đó thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương và lan tỏa được thực hành trong cả nước. Chủ thể di sản là thủ nhang, thầy cúng, thanh đồng, hầu dâng, cung văn, con nhang đệ tử cùng với cộng đồng cư dân có chung một niềm tin vào quyền năng, sức mạnh tối linh, sự bảo trợ của các Mẫu, đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, gắn bó với nhau thành bản hội, cùng nhau thực hành nghi lễ thờ cúng, tham gia lễ hội, lên đồng tại các phủ, đền, điện Thờ Mẫu. Năm 2016, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã chính thức được UESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tại các điện thờ Thánh Mẫu, nghi thức thờ cúng hàng ngày do các thủ nhang thực hiện. Thực hành cơ bản của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ lên đồng và lễ hội, với những nghi lễ, diễn xướng nghệ thuật như trang phục, vũ đạo và âm nhạc đóng vai trò quan trọng. Chàng trai trẻ Nguyễn Văn Giáp bén duyên với nghệ thuật diễn xướng hầu Mẫu Tam phủ từ năm 19 tuổi vì lòng đam mê tâm huyết và thể hiện sự thành kính đức tin về sự giáng/nhập của các vị thần trong điện thần của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ. Các giá đồng bao gồm hát văn, trang phục, múa thiêng được kế hợp một cách hài hòa, thể hiện sự giáng đồng của các vị thánh mang tính tâm linh và biểu tượng. Nguyễn Văn Giáp tin rằng, bằng hình thức diễn xướng này, họ có thể giao tiếp được với các đấng thần linh để gửi gắm, biểu đạt những mong muốn, khát vọng của mình thông qua các thầy đồng – người đóng vai trò trung gian giữa con người và thần linh.
Theo đuổi môn nghệ thuật diễn xướng chầu văn đến nay đã được 6 năm và nay đã lập điện “Thiên Phúc Linh Điện” để phục sự, khi xây dựng điện tại gia được chính quyền và gia đình luôn ủng hộ. Với niềm đam mê phục sự Thánh Mẫu, việc thực hành tín ngưỡng hầu Mẫu Tam phủ của chàng trai Nguyễn Văn Giáp rất hoàn hảo, điêu luyện trong từng điệu bộ, cử chỉ, hành động theo từng cung chầu văn, thả hồn vào từng loan giá một cách tự nhiên rất uy nghi, oai linh không khác nào những nghệ sĩ thực thụ khi nhập vai, mặc dù chưa được đào tạo qua trường lớp nào nhưng chàng trai Nguyễn Văn Giáp được nhiều bạn bè xa gần khắp mọi miền mến mộ và chiêm ngưỡng những buổi diễn xướng chầu văn mà anh loan giá.
Với kinh nghiệm và bề giày về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chưa nhiều, nhưng thanh đồng Nguyễn Văn Giáp cũng được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biết đến. Không phụ lòng thành kính phật thánh và niềm đam mê nghệ thuật diễn xướng chầu văn, năm 2019, Nguyễn Văn Giáp được TƯ Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á Việt Nam – Trung tâm nghiên cứu văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc vinh danh Nghệ nhân “ Vì sự nghiệp xây dựng giữ gìn bản sắc văn hóa tín ngưỡng của người Việt” tại chuyến đi giao lưu văn hóa Phật Giáo ở Hàn Quốc; đạt giải vàng trong chương trình giao lưu diễn xướng hầu Mẫu Tam Phủ tại lễ hội Đền Lăng Ông Hoàng Mười Nghệ An vào tháng 11/2019. Ngoài việc phục sự thánh Mẫu ra, Nguyễn Văn Giáp còn luôn quan tâm ủng hộ Hội khuyến học, Hội người cao tuổi, Hội người khuyết tật, góp công vào xây dựng nông thôn mới ở xã Thọ Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa và ủng hộ đồng bào bão lụt ở Bản Sa Ná huyện Quan Hóa…
Hy vọng trong tương lai, với niềm đam mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ, chàng trai Xứ Thanh Nguyễn Văn Giáp thể hiện được niềm đam mê thành kính và tâm huyết của mình để phát huy tiềm năng thế mạnh về nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Việt, góp phần vào việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã được UESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Loan giá Cô Chín
Loan giá Ông Hoàng Mười
Loan giá Chúa Bà Ngũ Phương
Loan giá Đệ Nhất Tôn Quan
Nguyễn Văn Giáp
Theo TCĐNA