Túi nilon là một trong những sản phẩm ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, bởi sự ra đời của nó mang lại nhiều mặt tích cực trong đời sống con người. Thế nhưng đi cùng với sự tiện lợi đó thì túi nilon cũng là một tác nhân rất lớn ảnh hưởng tới vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.
Theo ước tính mỗi năm thế giới chúng ta sử dụng tử 500 – 1000 tỉ chiếc túi nilon. Việc sử dụng và vứt bỏ chiếc túi nilon có thể chỉ mất vài giây, nhưng việc phân hủy nó thì phải mất từ 500 – 1000 năm nếu không có tác động bởi các điều kiện nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời. Còn nếu trong điều kiện nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì túi nilon cần ít nhất 100 năm, chai nhựa thì cần ít nhất 200 năm để phân hủy.
>>>Nên lựa chọn dịch vụ vệ sinh văn phòng như thế nào?
Túi nilon là kẻ thù của môi trường. Ảnh Moitruong.net.vn
Theo số liệu của chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc thì mỗi 16km2 đại dương thì có đến khoảng 46000 mảnh túi nilon trôi nổi và khoảng 94% loài chim ở Biển Bắc có nilon trong dạ dày. Bên cạnh đó, ngay từ khâu sản xuất nilon đã gây nhiều tác hại bởi việc sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ, khí đốt, chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… đều là những thành phần gây ra những ảnh hưởng cực kỳ độc hại đến sức khỏe và môi trường sống của con người cũng như các loài sinh vật. Thế nên, việc sản xuất túi nilon cũng tạo ra một lượng CO2 rất lớn làm tăng hiệu ứng nhà kính, gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu ngày một phức tạp trên toàn cầu.
Như chúng ta đã biết túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy nên khi tồn tại trong đất sẽ ngăn cản O2 đi qua đất, gây nên tình trạng xói mòn, không tơi xốp, làm đất bạc màu, mất dưỡng chất làm cây trồng khó tăng trưởng. Còn khi đốt túi nilon sẽ tạo ra một lượng khí thải gây ngộ độc, ung thư, giảm miễn dịch và gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Tính đến thời điểm hiện tại, túi nilon đã trở thành một mối đe dọa ngày càng lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều tổ chức và nhiều quốc gia trên thế giới phải đau đầu tìm kiếm những giải pháp để giải quyết hiệu quả vấn đề này. Đồng thời các nhà khoa học vẫn luôn miệt mài nghiên cứu ra những phương thức mới, những phương thức xanh để thay thế hoặc tái chế các sản phẩm nilon thành các sản phẩm có ích hơn.
Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều người dân vẫn chưa ý thức chính xác được những tác hại của túi nilon hay những sản phẩm nhựa khác nên thường sử dụng chúng một cách “vô tội vạ” và vứt chúng bừa bãi ở mọi nơi, làm mất mỹ quan cũng như gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường. Và để vệ sinh và xử lý lượng rác thải như vậy ở một số khu xưởng, bệnh viện, công ty…thì không hề dễ dàng. Ý thức được tác hại của việc đó, Ban lãnh đạo công ty vệ sinh công nghiệp CleanHouse VN đã tuyên truyền rộng rãi đến hơn 2000 cán bộ, công nhân về việc hạn chế sử dụng, tận dụng các vật liệu thân thiện với môi trường và tái sử dụng được nhiều lần như túi vải đựng đồ, thùng carton, hay rửa thùng rác hàng ngày thay vì lót túi nilong. CleanHouse VN hy vọng với việc làm thiết thực của mình sẽ lôi kéo được những người xung quanh chung tay hạn chế tiến tới loại trừ việc sử dụng túi nilong bừa bãi.
Theo TCĐNA