Ngày nay, trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình không còn gói gọn trong vai trò “người vợ” hay “người quản gia” chăm sóc tổ ấm. Họ đang chứng tỏ bản thân cũng là những “bông hồng thép” khi có những hoạch định để chi tiền vào đúng nơi, đúng mục đích để cùng chồng chia sẻ áp lực tài chính.
Chuyện không của riêng ai
Lâu nay chúng ta vẫn thường nghe “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Sự phân vai này tưởng chừng rất hợp lý, nhưng ngày nay, quan niệm đó đang dần thay đổi với những người phụ nữ mạnh mẽ và bản lĩnh.
“Ngoài sinh hoạt cơ bản cho gia đình, vợ chồng mình cũng muốn chi tiêu thoải mái hơn, con cái có cuộc sống tốt hơn, rồi có khoản tích lũy cho tương lai. Và mình thì không muốn chỉ trông chờ vào người đàn ông trong gia đình, mang tất cả những điều này trở thành áp lực tài chính cho chồng.”, chị Thúy Hường (Nhân viên văn phòng) tâm sự.
Thực tế, một người đàn ông trưởng thành rất cần một người phụ nữ biết chia sẻ mọi điều trong cuộc sống với anh ta. Nếu người phụ nữ có ý thức chia sẻ tài chính, người chồng sẽ không bao giờ cảm thấy lạc lõng.
Tiết kiệm không phải cách duy nhất
Thực tế, không phải người phụ nữ nào cũng có được kế hoạch tích lũy, chi tiêu và đầu tư cho tương lai hoàn chỉnh. Vì thế mà họ cũng dễ rơi vào trường hợp khủng hoảng tài chính, ngay cả khi mỗi tháng đều cố gắng thắt chặt chi tiêu đến mức tối đa. Chẳng ai có thể hạn chế tiền viện phí thuốc thang khi đau ốm, hay những khoản phát sinh bất ngờ không dự báotrước.
Với phụ nữ, quản lý tài chính cũng được xem là một môn nghệ thuật mà mỗi người đều cần có kỹ năng riêng. Một trong những phương pháp nổi tiếng khắp thế giới chính là nguyên tắc 6 chiếc hũ – phương pháp quản lý tiền JARS.
Theo phương pháp này, thu nhập hàng tháng được chia vào 6 chiếc hũ. Bên cạnh những chiếc hũ điển hình có thể kể đến như nhu cầu thiết yếu (NEC – 55%), giáo dục (EDUC – 10%) hay tiết kiệm dài hạn (LTSS – 10%)… chúng ta còn thấy chiếc hũ dành cho quỹ tự do tài chính (FFA – 10%).
Chiếc hũ này không phải dành cho những chi tiêu tự do, không tính toán mà là công cụ để tạo thu nhập thụ động ngay cả khi bạn không còn làm việc. Bằng việc sử dụng tiền trong quỹ này để đầu tư, bạn sẽ có nguồn lực tài chính ổn định mà không cần phải làm việc quá sức mỗi ngày.
Đầu tư thông minh với P2P Lending
Rõ ràng lĩnh vực tài chính – kinh tế không hoàn toàn là mảnh đất trải đầy hoa hồng đối với phụ nữ. Những con số, kiến thức khô khan chưa bao giờ là một lựa chọn dễ dàng khi chúng ta cân nhắc một hình thức đầu tư sinh lời.
Chứng khoán, bất động sản… đều cần có sự nhạy cảm và am hiểu về thị trường, nắm bắt thông tin. Trong khi đó, người phụ nữ cần một phương pháp đơn giản hơn, bởi họ cũng cần dành thời gian để chăm sóc cho gia đình.
Và P2P Lending – hình thức cho vay ngang hàng giữa nhà đầu tư và người cần vốn thông qua nền tảng công nghệ – chính là chiếc chìa khóa cho bài toán đầu tư này. Các giao dịch hoàn toàn thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu tối đa các thủ tục và chi phí. Có thể nói mô hình này “lợi cả đôi bên” khi người vay được hưởng lãi suất hợp lý hơn, còn nhà đầu tư thu về lợi nhuận lên tới 15 – 20%/năm.
Tại Việt Nam, hình thức đầu tư này đang dần trở nên phổ biến và đi đúng hướng khi có sự gia nhập của các doanh nghiệpcung cấp giải pháp tài chính, trong đó có VnVon. Với các giải pháp ưu việt, VnVon hạn chế tỷ lệ rủi ro cho nhà đầu tư đến mức thấp nhất khi đối tượng vay vốn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, được cấp phép rõ ràng. Các chính sách sàng lọc được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ đầu, đồng thời VnVon cũng yêu cầu doanh nghiệp mua bảo hiểm cho khoản huy động.
Cùng sự hỗ trợ tối đa về thủ tục đầu tư, hỗ trợ nhắc lịch trả nợ cho khách hàng, VnVon tạo ra những cơ hội đầu tư dễ dàng cho người phụ nữ hiện đại. Chủ động tài chính và cùng chia sẻ với người chồng của mình, cũng là lúc phụ nữ tự tin và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
PV