Chính sách xoay trục sang châu Á của Tổng thống Obama đang gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, có khả năng Tổng thống Obama phải đối mặt với viễn cảnh buồn khi chính sách đối ngoại xoay trục mang dấu ấn của ông bị “chìm dưới sóng biển Thái Bình Dương”.
Rodrigo Duterte – Tổng thống Philippines, quốc gia đồng minh thân thiết với Mỹ vừa qua đã có một loạt tuyên bố làm “sứt mẻ” quan hệ với Washington. Sau khi tuyên bố sẽ không tham gia các cuộc tập trận tại Biển Đông với Mỹ, ông Duterte lại tuyên bố, Trung Quốc hiện giờ đang sở hữu lực lượng quân đội ưu việt trong khu vực.
Chính sách xoay trục sang châu Á của Tổng thống Obama đang gặp nhiều khó khăn.Phát ngôn này đã khiến Washington “khó chịu”. Dưới thời nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, Washington luôn nỗ lực tái khẳng định với tất cả các đồng minh châu Á rằng, Mỹ sở hữu cả phương tiện và ý chí để duy trì vị thế cường quốc quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tổng thống Obama trong bài phát biểu năm 2011 đã mạnh mẽ khẳng định, Mỹ là một cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương. Sau đó, Washington liên tục điều tàu hải quân đến khu vực và có các chuyến thăm thường xuyên đến Đông Á.Tầm quan trọng của vấn đề Biển Đông đã được Washington nhấn mạnh nhiều lần dưới thời Tổng thống Obama. Trong một bài viết về “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, được xuất bản vào năm 2011, bà Hillary Clinton đã chỉ ra rằng, một nửa các tàu thuyền thương mại lưu thông qua khu vực này. Giới chức Mỹ lo ngại rằng, Trung Quốc sẽ biến Biển Đông thành “ao nhà”.Vì vậy, Washington chứng tỏ rằng, quan điểm của nước này ở Biển Đông là nhằm duy trì luật pháp quốc tế chứ không phải là ganh đua sức mạnh với Bắc Kinh. Và Philippines có vai trò quan trọng đối với chính sách này.Hồi tháng 7 năm nay, Manila đã chiến thắng một thách thức pháp lý đối với yêu sách chủ quyền “Đường Chín Đoạn” phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông trong phiên tòa của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan). Việc tuyên bố chấm dứt tập trận sẽ khiến Washington gặp khó trong việc bảo vệ lập luận của mình.Trong khi đó, một trụ cột nữa của chính sách xoay trục là Hiệp định TPP cũng có khả năng sẽ không được Quốc hội Mỹ thông qua trong năm nay. Hiệp định có sự tham gia của 12 quốc gia và không có Trung Quốc, cho thấy, đây như là một phương tiện nhằm đối trọng với sự thống trị của nền kinh tế đang lên Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Tuy nhiên, cả 2 ứng viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử năm nay đều phản đối hiệp định TPP do lo ngại việc làm trong nước sẽ bị tổn thương. Do vậy, cơ hội TPP có thể “sống sót” qua chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ là rất ít.Nếu Mỹ không thể thông qua TPP, các đồng minh châu Á sẽ cảm thấy thất vọng. Các nước này đã “mạo hiểm” làm “mất lòng” Bắc Kinh bằng cách tham gia hiệp định thương mại do Mỹ dẫn đầu.Như vậy, có khả năng Tổng thống Obama phải đối mặt với viễn cảnh buồn khi chính sách đối ngoại xoay trục mang dấu ấn của ông bị “chìm dưới sóng biển Thái Bình Dương”.