Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết là một trong những căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.
Liên quan đến vụ 3 người trong một gia đình tử vong tại Yên Bái xảy ra vào chiều ngày 12/11, sau khi tìm thấy là thư tuyệt mệnh của người cha để lại thì bước đầu có thể xác định đây là một vụ tự sát.
Do mâu thuẫn gia đình, Thành ra tay hạ sát em trai vợ là Đào Văn Phú nhưng may mắn Phú đã chạy thoát được.Sau khi truy sát em trai vợ bất thành, Thành đã về nhà ép hai con uống thuốc độc rồi treo cổ tự tử.
Những dòng chữ tiêu cực trên ảnh chụp hai vợ chồng – Ảnh : TP
Tại hiện trường, công an đã tìm thấy một lá thư của Thành để lại với đại ý do bị vợ bỏ và nghĩ rằng nhà vợ xa lánh nên trong lúc cùng quẫn sẽ trả thù rồi tự sát. Ngoài ra, công an còn thu được nhiều vỏ thuốc trừ sâu.
Liên quan đến vụ việc này dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Hồng Thái – Đoàn Ls TP. Hà Nội nhận định “Khi đọc thông tin về vụ việc, ai cũng có thể sốc vì cái chết của 3 thành viên trong một gia đình. Thực ra việc bố “yêu cầu” các con cùng chết với mình là một hành vi đáng lên án. Hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người bố thực hiện hành vi đó còn sống.
Người cha sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu còn sống – Luật sư Nguyễn Hồng Thái
Theo Luật sư Nguyễn Hồng Thái ,” nếu thông tin báo chí đưa ban đầu là chính xác, đây chỉ là một vụ tự sát thì cơ quan điều tra sẽ không khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự với lý do người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết”
Như thông tin đã đưa, vào khoảng 16h ngày 12/11, người dân tại thôn 13, xã Đại Lịch (Văn Chấn – Yên Bái) phát hiện 3 bố con trong một gia đình chết thảm.
Danh tính nạn nhân là anh Phạm Chí Thành (32 tuổi), hai con trai là Phạm Văn Công (11 tuổi, đang học lớp 5) và Phạm Văn Đạo (6 tuổi, đang học lớp 2).
Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo Điều 107 BLTTHS năm 200
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
|
Hằng Nguyễn
Theo TCĐNA