Mặc dù các quyết định giải ngủ đã được thực hiện, hiện con số lính vị thành niên trong quân đội Myanmar vẫn chưa được xác định. Trong ảnh: Một cựu chiến binh trẻ Myanmar (trái) mang đồ đạc đi ra từ một hợp chất quân sự tại Yangon. Ảnh: AFP
Một quan chức Mỹ nói hay, quyết định trên dựa trên Luật Phòng chống lính trẻ em (CPSA). Luật pháp ngăn chặn Mỹ hỗ trợ quân sự hay cấp giấy phép trao đổi thương mại quân sự với các quốc gia thuộc danh sách hạn chế.
Ngoài Myanmar, danh sách CPSA do Bộ Ngoại giao công bố tháng 6/2014 bao gồm cả Syria và Sudan. Lệnh trừng phạt được gỡ bỏ hoàn toàn đối với Rwanda, Somalia và Yemen và một phần đối với Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan.
Tuần trước, Liên Hợp Quốc đánh giá cao Myanmar cho những tiến bộ giảm bớt quân số lính trẻ em trong hàng ngũ lực lượng vũ trang. 109 trẻ em và thanh thiếu niên được chính quyền Myanmar ký lệnh ra quân – đợt giải ngũ lớn nhất đối với tân binh trẻ em kể từ khi quốc gia này cam kết chấm dứt tuyển dụng và sử dụng lính trẻ em vào tháng 6/2012.
Tổng cộng 472 trẻ em và thanh thiếu niên xuất ngũ, tuy nhiên, vẫn chưa kết thúc hoàn toàn các hoạt động phục vụ quân đội.
Hình ảnh các lính vị thành niên trong quân đội Myanmar. Ảnh: AP
Không có con số kiểm chứng bao nhiêu trẻ em hiện đang phục vụ trong cỗ máy quân sự khổng lồ của Myanmar, điều khiến quốc gia này phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc về vi phạm nhân quyền, bao gồm cả việc lạm dụng sức lao động của trẻ em.
Kể từ năm 2009, dưới sự dẫn dắt của cựu tướng – Tổng thống Thein Sein, Myanmar trải qua các đợt cải tổ về chính quyền và kinh tế sau hàng thập kỷ bị cô lập dưới chế độ quân sự. Mặc dù vậy, quốc gia này vẫn cần nhiều nỗ lực để thành lập đảng liên minh của 15 đảng sắc tộc, sửa đổi Hiến pháp và chuẩn bị cho cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 11/2015.