Trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Stone, The Iguana Tree, Hector khiến vùng biên giới lâm nguy khi anh vượt biên từ Mexico sang Mỹ và anh tìm được một công việc tốt ở Nam Carolina. Khi người vợ Lilia đi theo anh, cô ấy đã phải rời xa khỏi đứa con gái bé bỏng Alejandra. Vài năm sau, 2 người đã trở về ngôi làng quê ở Oaxaca, tại đó họ than khóc vì Alejandra, vì sợ rằng cô bé đã chết. Sau đó, một tin nhắn được gửi đến, nói rằng họ có thể tìm được cô bé. Vì Lilia chuẩn bị sinh đứa con thứ 3, bị ám ảnh bởi hậu quả những hành vi của mình, nên Hector đã bắt đầu cuộc tìm kiếm có thể dẫn đến những việc không ngờ tới. Stone đã làm rõ những điểu yếu và sự bóc lột của Lilia và Hector, những người cha mẹ chăm chỉ để đem lại tương lai tốt hơn cho gia đình.
Vào thế kỉ nhà văn Phillipines Nick Joaquin được sinh ra, ấn phẩm tại Mỹ đầu tiên tổng hợp các tác phẩm của ông được phát hành, bao gồm những câu chuyện nổi tiếng nhất và vở kịch A Portrait of the Artist as Filipino năm 1966. Bài viết của Joaquin đi kèm với các tài liệu tham khảo về lịch sử thuộc địa của đất nước, Công giáo và các nghi lễ trước Giáng sinh. Hai “chiếc rốn” ở tựa đề cuốn truyện có liên quan đến mối quan hệ tượng trưng cho thời kỳ thuộc địa của Tây Ban Nha và Mỹ. (Một người cha anh hùng trong câu chuyện,người đã chọn lưu vong ở Hồng Kông do sự chiếm đóng của Mỹ, đã vượt qua nỗi tuyệt vọng khi thấy ngôi nhà của tổ tiên mình ở Dinondo bị phá huỷ)
Đây là 14 câu chuyện hoàn thiện mới mẻ từ một người thợ bậc thầy , nói về sự phản bội, khoảng cách và xung đột gia đình thầm kín. Trong “The Same People”, một cặp vợ chồng đã kết hôn được mấy chục năm chuẩn bị kết thúc cuộc đời mình, người vợ nói “Tôi ước chúng tôi có con”. Người hoạ sĩ trẻ Memphis trong “The Lineaments of Grafities Desire” nhận ra rằng hôn ước của anh ấy đã bị phá bỏ vì việc anh nhận uỷ thác vẽ chân dung khoả thân người vợ sắp cưới 23 tuổi của mình từ một người giàu có 83 tuổi. Hai cựu chiến binh I-rắc uống rượu cô-nhắc cùng với một cựu chiến binh người Việt, đêm cựu chiến binh đã kết thúc trong bi kịch. Theo người dẫn chuyện u sầu của Map-Reading, một người đàn ông đồng tính xa gia đình, đang gặp chị gái cùng cha khác mẹ của anh ta để nói rằng “ Đó là cuộc sống trên thế gian này, hãy để thân mình ướt sũng cho dù có ô”.
Phóng viên của New Yorker, Owen, đã xem xét nguồn gốc, phạm vị và thực trạng hiện thời của dòng sông Colorado ở phía Tây nước Mỹ, nguồn cung cấp nước cho hơn 36 triệu người, tưới tiêu cho 6 triệu đồng ruộng nông nghiệp, và cung cấp năng lượng cho 2 nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước này. Trong thế kỉ vừa qua, nước sông đã bị “phân phối quả tải”, Owen viết, sự mất cân bằng này đã trở nên nghiêm trọng hơn do hạn hán ở phương Tây. Anh ấy đã đưa chúng ta đến những điểm chủ chốt dọc theo dòng sông, từ Grand Canyon đến Las Vegas, thung lũng Hoàng Gia và biển Salton. Ông tả lại cuộc chiến đấu với tình trạng thiếu nước, và những giải pháp có thể nảy sinh trong tương lai, bao gồm khử muối, chuyển hướng các dòng sông khác và đào mây. Where the Water Goes là một chủ đề hùng hồn giải quyết tác động của người dân đến thế giới tự nhiên.
Cooley dành 14 tháng nghỉ hè ở Brooklyn tại một ngôi làng cổ xưa Castiglione del Terziere với chồng người Ý, Antonio Romani, cũng là một nhà văn và dịch giả. Ở đó, cô đã phải chứng kiến cái chết của 8 người bạn thân trong thập kỉ qua. Mẹ cô, gần 90 tuổi, ngày càng yếu ớt dần. Cha cô bị chứng mất trí. Những mất mát cứ chồng chất, cô viết “Have upended me”. Cooley miêu tả cuộc sống hàng ngày của cô với Antonio, những con mèo hoang, những con dơi và những người dân làng mà họ gặp. Cô suy ngẫm về thời gian, cái chết và tham vọng. Giữa kì nghỉ, cô nhận ra cô đã chậm rãi hơn vào lúc kết thúc, hơn là lúc bắt đầu – một tiểu thuyết mới, một cuộc hôn nhấn mới. Cooley đã đem đến cho chúng ta những trải nghiệm để thấy rằng thời gian đang nới lỏng sự kìm kẹp, để bản thân ta tự sinh ra sự đổi mới.
Nhà phê bình từng đoạt giải Adam Kirsch đã đạt được thành công về văn học thế giới trong bộ sưu tập các bài tiểu luận về tám nhà văn toàn cầu bao gồm sáu ngôn ngữ và năm châu lục. Điều gì đã gắn kết 8 người họ, kirsch cho rằng “sự nhấn mạnh vào kích thước toàn cầu không chỉ là kinh nghiệm đương đại, mà còn là sự tưởng tượng đương đại”. Cuốn tiểu thuyết mới này là một trong những biểu hiện văn chương ý nghĩa nhất của thế kỉ 21. Theo cuốn Americanah của Chimamanda Ngozi Adichie and The Reluctant Fundamentalist của Mosin Hamid, nước Mỹ là “một sân khấu của cuộc đời chứ không phải điểm đến cuối cùng”. Xem xét những điều này cùng với Snow của Orhan Pamuk, Oryx and Crake của Margaret Atwood, IQ84 của Haruki Murakami, 2666 của Roberto Bolano, Neapolitan của Elena Ferrante và The Possibility of an Island của Houllebecq, Kirsch hy vọng “năng lực của viễn tưởng có thể tiết lộ về nhân loại với chính bản thân họ”.