Tin liên quan
Nhà sản xuất có quyền được khẳng định chất lượng sản phẩm của mình. Ảnh LV
Đây không phải là lần đầu tiên mỳ tôm, một loại thực phẩm được người Việt tiêu thụ nhiều thứ 4 thế giới (sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản), bị nghi ngờ nhiễm độc.
Tháng 6-2011, người tiêu dùng trong nước đã không khỏi lo lắng khi thông tin hàng loạt mì ăn liền nhập khẩu tại các siêu thị thuộc hệ thống Co.opmart, Big C, Lotte Mart, Maximark…bị nghi chứa chất DEHP và DINP, một loại chất làm làm xáo trộn nội tiết, ngộ độc cấp tính có thể gây tử vong tại chỗ.
Một tháng sau (7-2011), khi cơn sốc vì thực phẩm có chứa DEHP còn chưa qua thì người tiêu dùng lại thêm một phen "rùng mình" vì phát hiện mì gói có chứa phẩm màu Tartrazine (E102), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN.
Lần này, báo cáo của Hội Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có "100% mẫu mì tôm có acid oxalic, tác nhân gây ra sỏi thận" là một cú sốc lớn giáng vào niềm tin mong manh của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, trong khi dư luận đang rất cần sự lên tiếng trấn an của các nhà sản xuất thì doanh nghiệp, lại chọn cho mình giải pháp im lặng.
Chiều 6-1, PV Thời báo Đông Nam Á liên hệ với Asia Food, đại diện công ty này nhanh chóng tắt máy khi biết phóng viên hỏi về thông tin "100% mì tôm có chất gây sỏi thận" mà người tiêu dùng đang quan tâm. PV cũng đã cố gắng liên hệ với Vina Acecook và Masan Food nhưng... không thể.
Về phía cơ quan chức năng, trước thông tin 100% mì tôm chứa acid oxalic gây sỏi thận, ông Trần Quang Trung- Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay với phóng viên Seatimes rằng: "Thông tin được Hội Y tế công cộng TP.HCM công bố không rõ", nhưng "không rõ" thế nào thì ông không đưa các số liệu cụ thể, hay các dẫn chứng minh xác.
Cũng như những lần trước, cơ quan chức năng chưa cho thấy những động thái tích cực trong việc điều tra một cách nghiêm túc và đầy đủ các sản phẩm bị nghi ngờ theo báo cáo của Hội Hội Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả là người tiêu dùng vẫn đang vùng vẫy giữa ma trận thông tin, trong khi, mỳ tôm thì vẫn phải ăn và, sức khỏe vẫn rất cần được đảm bảo.
Theo một chuyên gia dinh dưỡng, bài học trong trường hợp này là không nên trông đợi những người từ xa tới, cũng như không thể bắt các nhà sản xuất phải chủ động công bố các số liệu nhạy cảm hoặc bình luận về các thông tin khi mà chính cơ quan có trách nhiệm cũng chưa lên tiếng.
Video có thể bạn quan tâm:
100% mẫu mì tôm, măng tươi chứa chất gây sỏi thận
Lưu Văn
Mời quý độc giả gửi ý kiến bình luận, phản hồi về vấn đề này.
Bài viết đóng góp, cộng tác cho Seatimes vui lòng gửi về địa chỉ
Email: toasoanseatime@gmail.com | Hotline: 0901 777 207
-
Sun Group ra mắt siêu phẩm Sun Onsen Village -...
-
Hơn 80 nghìn xe Hyundai đến tay khách hàng trong...
-
Bất động sản 2021: Giá tăng, thanh khoản “rực...
-
Giá bất động sản 2021 tiếp tục 'tăng...
-
BĐS nào 'hot' nhất khi Phú Quốc lên thành phố?...
-
3 siêu - 'chìa khoá vàng' giúp các tiệm tạp hóa...
-
Vinpearl ra mắt khách sạn tối giản thông minh đầu ...
-
Vincom Retail nhận giải Top 10 thương hiệu dẫn đầu...
-
1TPCN Thanh Đường An: Hàng loạt sai phạm trong quảng cáo
-
2Lần đầu tiên Triển lãm chuyên ngành phân bón, hóa chất được tổ chức tại Việt Nam
-
3Home Credit: Không mua hàng cũng bị đòi nợ
-
4Vì sao căn hộ cao cấp diện tích nhỏ ven hồ Tây được giới đầu tư săn lùng
-
5Đại sứ Israel: Sẵn sàng đồng hành cùng FLC trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao
-
Liên kết hữu ích
-
Lịch nghỉ Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Tết Dương lịch 2021, người lao động được nghỉ mấy ngày? Trong nước
-
Khuyến cáo Phòng, chống bệnh Bạch hầu Bệnh và Thuốc
-
Thủ tướng đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước Trong nước
-
Bị phạt vì tung tin đồn 5 máy bay trực thăng phun chất khử trùng diệt Coronavirus PHÁP LUẬT