Tin liên quan
Ồ ạt đầu tư dự án tiền tỷ
Đầu tháng 7 vừa qua, Samsung đã hoàn tất thủ tục triển khai xây dựng dự án thứ 3 tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD tại Bắc Ninh và bắt đầu đi vào sản xuất trong năm 2015. Quy mô nhà máy sản xuất ổn định 48 triệu sản phẩm/năm, tạo việc làm cho khoảng 8.000 lao động, doanh thu hàng năm 6 tỷ USD.
Được biết Samsung đang có kế hoạch sẽ đầu tư khoảng 1000 tỷ Won (tương đương hơn 900 triệu USD) để xây dựng một nhà máy sản xuất thiết bị ở TP.HCM với tổng diện tích bằng khoảng 100 sân bóng cộng lại.
Trước đó, vào cuối tháng 3/2013, Samsung cũng đã khởi công Dự án tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (SEVT) với tổng vốn đầu tư lên đến 2 tỷ USD, tổng diện tích khoảng 100 héc ta và có công suất thiết kế là 100 triệu sản phẩm mỗi năm.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Samsung đã nâng tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam lên đến 6,7 tỷ USD, trong đó có 2 dự án trước đây gồm nhà máy sản xuất điện thoại SEV tại Bắc Ninh có vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, Dự án Khu Tổ hợp Công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (SEVT) có vốn đầu tư 3,2 tỷ USD.
Đối với một “ông lớn” như Samsung, việc đổ vốn đầu tư vào nước ngoài là để phát triển và mở rộng thị phần là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên tại sao Samsung lại lựa chọn Việt Nam làm “lãnh địa” mới cho giấc mộng làm giàu của mình, phải chăng vì “đất lành chim đậu”?
Thứ nhất, dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam, giá lao động được xếp vào mức rẻ mạt, theo tính toán trung bình, mỗi tháng, Samsung sẽ chỉ phải trả cho một nữ công nhân Việt Nam bao gồm cả tiền lương và tiền làm thêm giờ khoảng 353 USD, tức là chưa bằng 1/10 tiền lương của một công nhân tại Hàn Quốc. Đây cũng là lời giải đáp cho việc tại sao trong năm 2012, Samsung lại tuyển đến gần 20.000 lao động Việt Nam vào làm trong các nhà máy, khu công nghiệp của mình, trong khi đó, con số này ở Gumi chỉ khiêm tốn 175 người.
Một lý do nữa cũng được coi là nguyên nhân thúc đẩy việc Samsung gấp rút đổ những khoản tiền lớn vào Việt Nam là do nền các chính sách hỗ trợ cũng như các chế độ ưu đãi rất lớn từ Chính phủ. Nếu như ở Hàn Quốc, mỗi năm Samsung phải đóng thuế ở mức 22%, thì khi vào đến Việt Nam, Samsung không phải trả một đồng nào trong suốt 4 năm liền cho thứ gọi là thuế doanh nghiệp. Sau 4 năm, số tiền thuế doanh nghiệp mà Samsung phải nộp cho ngân sách nhà nước cũng rất ít ỏi, 5%/năm cho kỳ 12 năm tiếp theo và 10%/năm cho kỳ 34 năm sau đó.
Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Tổng giám đốc Công ty Điện tử Samsung-Vina cũng từng tiết lộ lý do Samsung chọn VN để đầu tư phát triển là do tình hình chính trị – kinh tế ở nước ta tương đối ổn định, tương lai của VN “sáng sủa” sau những chính sách đổi mới trong nước và hợp tác với bên ngoài.
Việc Samsung liên tiếp đầu tư số tiền khổng lồ lên đến hàng tỷ USD để xây dựng nhà máy tại Việt Nam đã khẳng định sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam so với các khu vực khác.
Mời quý độc giả gửi ý kiến bình luận, phản hồi về vấn đề này.
Bài viết đóng góp, cộng tác cho Seatimes vui lòng gửi về địa chỉ
Email: toasoanseatime@gmail.com | Hotline: 0901 777 207
-
TT Huế: Ấn tượng giải B cuộc thi "Khởi nghiệp đổi...
-
Ông Trịnh Văn Quyết hoàn tất mua vào 35 triệu cổ...
-
Ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua thêm 35 triệu cổ...
-
Ông Trịnh Văn Quyết và những kỳ vọng ngày FLC 19...
-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mua tàu ngầm vô cực...
-
Chuyện bây giờ mới kể: 'Nữ Tướng' đầu tiên của...
-
Chủ tịch Vingroup thuộc Top 50 nhân vật có ảnh...
-
Nước ngoài làm được thì doanh nghiệp Việt cũng...
-
1Dr Thanh đồng hàng cùng cùng chương trình nghệ thuật “Đường chúng ta đi”
-
2Tân Hiệp Phát: Doanh nghiệp duy nhất ngành giải khát được công nhận “Top Brands 2015”
-
3Steve Jobs “xuất hiện” trong một phiên tòa
-
4CEO FLC Hương Trần Kiều Dung, bóng hồng trong làng địa ốc
-
5Chiêm ngưỡng lâu đài sinh đôi xây cho quý tử của đại gia Ninh Bình
-
Liên kết hữu ích
-
Lịch nghỉ Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Tết Dương lịch 2021, người lao động được nghỉ mấy ngày? Trong nước
-
Khuyến cáo Phòng, chống bệnh Bạch hầu Bệnh và Thuốc
-
Thủ tướng đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước Trong nước
-
Bị phạt vì tung tin đồn 5 máy bay trực thăng phun chất khử trùng diệt Coronavirus PHÁP LUẬT