Tin liên quan
Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) 2014-2015 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố xác nhận Singapore tiếp tục giữ vững ngôi á quân trong bảng xếp hạng tổng 144 nước trên toàn thế giới.
Theo đó, mặc dù GDP 2013 đứng thứ ba trong khối sau Thái Lan và Malaysia (297,9 tỷ USD), Singapore đã vượt ra khỏi khu vực để nằm trong danh sách quốc gia có nền kinh tế phát triển bền vững nhất nhì trên thế giới. Ít ai biết được trước năm 1819, hòn ngọc thương mại của khu vực Asean chỉ là một làng đánh cá Mã Lai.
Người Hoa là những người ngoại quốc đầu tiên nhập cư vào Singapore. Nơi đây, họ sống chung với cư dân Mã Lai và tiếp xúc buôn bán với người Bồ Đào Nha và Hòa Lan đã đến bờ biển Mã Lai buôn bán trước khi người Anh đến thiết lập thuộc địa.
Quang cảnh sông Singapore gần vịnh
Nằm giữa Siam, Miến Điện, Nam kỳ (Cochinchina), quần đảo Nam Dương với sân sau là Mã Lai - nơi sản xuất gạo, hồ tiêu, gia vị, thiết, tiến lên phía Bắc là Trung Quốc – vựa trà, lụa, Singapore trở thành điểm đến của các tay buôn Ấn Độ thèm lụa và Tây phương thèm trà, hồ tiêu, gia vị.v.v..
Cu li khiêng gạo lên kho tại Boat quay
Năm 1821, tàu buôn đầu tiên đến Singapore từ Hạ Môn (Amoy hay Xiamen), khởi đầu cho làn sóng nhập cư của di dân Trung quốc từ Phúc Kiến, Phúc Châu, Triều Châu, Quảng Châu tạo nên nguồn nhân lực quý giá cho các nông trại trồng tiêu, cau mứt hay nhân công trong các mỏ thiết, vàng ở Mã Lai, các đảo Indonesia, làm cu li ở cảng Singapore. Trong lúc này, Singapore trở thành trạm trung chuyển cung cấp dịch vụ, hàng hóa của tuyến đường biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Boat Quay – Các kho hàng ở dọc bờ nam sông Singapore
Đây cũng chính là điều tạo nên sự thay đổi lớn về dân cư của Singapore: người gốc Hoa nhanh chóng trở thành đa số ở Singapore.
Đầu thế kỷ XIX, gạo, thuốc phiện là sản phẩm chiến lược trên tuyến trung chuyển Singapore - Hong Kong, nam Trung quốc và cho đến các vùng đất mới ở Mã Lai, quần đảo Nam Dương.
Khu phố Tàu phố Trengganu, Singapore vào năm 1962. Ảnh: Lưu trữ Quốc gia Singapore (KF Wong).
Chiến tranh nha phiến (Trung Quốc) chỉ góp phần khiến các cánh cửa thương mại vào Trung Quốc càng được mở rộng. Được sự bảo hộ của lãnh sự quán Anh, các đội thương thuyền của Singapore mở rộng sang cả Siam, Nhật, hay thuộc địa các nước Âu châu khác (như Pháp, Hòa Lan) trong vùng.
Cuối thế kỷ XIX, kênh đào Suez được mở, thông thương con đường hàng hải nhộn nhịp giữa Âu châu, Singapore và các thành phố Đông Á như Hong Kong, Quảng Châu, Thượng Hải, Nagasaki, Osaka, Tokyo. Chưa hết, eo biển Malacca còn biến Singapore trở thành chủ nhân của một phần cung hải tuyến huyết mạch trên thế giới – mang lại lợi nhuận vô giá về dịch vụ, an ninh biển.v.v..
Chợ Lớn: Kênh Tàu Hủ - Bến Hàm Tử - Bến Lê Quang Liêm (Trần Văn Kiểu ngày nay)
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp, cộng đồng các thương gia người Singapore đóng vai trò khá quan trọng trong sự phát triển Chợ Lớn – một trung tâm thương mại lớn của Đàng Trong Việt Nam vào cuối XIX.
Một Singapore phát triển từ sức mạnh hải thương
-------
Bài viết sử dụng tư liệu của Nguyễn Đức Hiệp, Singapore-Saigon-Hong Kong: Quan hệ thương mại người Hoa từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Mời quý độc giả gửi ý kiến bình luận, phản hồi về vấn đề này.
Bài viết đóng góp, cộng tác cho Seatimes vui lòng gửi về địa chỉ
Email: toasoanseatime@gmail.com | Hotline: 0901 777 207
-
Hợp tác ASEAN luôn là ưu tiên đối ngoại quan...
-
Việt Nam có bước đi nhằm thu hẹp khoảng cách phát...
-
Việt Nam trao tặng khoản hỗ trợ giúp Campuchia...
-
Điện mừng kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Đảng Nhân...
-
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược...
-
Việt Nam đang đi đầu ASEAN về giải trình tự...
-
Việt Nam, Singapore đẩy mạnh giao thương, thúc đẩy...
-
ASEAN: Đoàn kết để xử lý những thách thức chung...
-
Liên kết hữu ích
-
Thời hạn sử dụng CCCD khi chuyển từ mã vạch sang gắn chip PHÁP LUẬT
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Lịch nghỉ Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Tết Dương lịch 2021, người lao động được nghỉ mấy ngày? Trong nước
-
Khuyến cáo Phòng, chống bệnh Bạch hầu Bệnh và Thuốc