Những hợp đồng thế chấp lạ lùng của Vinaxuki với VietcomBank
24.03.2021 | 09:18
Xác định không cho Vinaxuki tiếp tục vay vốn, thế nhưng VietcomBank và Vinaxuki lại phát sinh những hợp đồng thế chấp tài sản mới. Để rồi…
Bị ngân hàng ‘chơi’
Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên Vinaxuki (Vinaxuki) từng là thương hiệu đình đám trong lĩnh vực sản xuất xe tải nhẹ. Với ước mơ sản xuất ra chiếc ô tô "made in Vietnam", Chủ tịch Bùi Ngọc Huyên đã dốc vốn đầu tư vào làm ô tô. Quy mô sản xuất không chỉ dừng lại ở khu sản xuất hơn 100 ha ở Mê Linh (Hà Nội), ông Huyên còn về tỉnh Thanh Hóa xin đất, mở nhà máy sản xuất xe tải nặng, xe tải bọc thép cho quân đội, quy mô khoảng 71 ha đất.
Trong khi thị trường đang lưu thông xe ba cầu thì ông Huyên là người sản xuất ra dòng xe 4 cầu, sau một thời gian ra mắt thì bán “đắt như tôm tươi”. Năm 2006 – 2008 bán xe tải rất mạnh. Ở Sài Gòn, Vinaxuki bán được 100 chiếc thì doanh nghiệp ô tô khác chỉ bán được 6 chiếc. Vinaxuki bán xe tải nặng 4 cầu giá 900 triệu, xe này có động cơ Đông Phong liên doanh với Mỹ, tỷ lệ nội địa hóa 27%, cứ mỗi xe xuất xưởng là lời 100 triệu. Trong khi đó, các loại xe tương tự như nhập khẩu và phân phối có giá bán 1,3 – 1,4 tỷ đồng. Cũng từ đó, vì thấy làm ăn có lãi, nên doanh nghiệp trong ngành và ngân hàng tìm cách “tiêu diệt” Vinaxuki. Ông Huyên cho biết, vụ án nổi tiếng của ông với ngân hàng cũng xảy ra ở nhà máy sản xuất xe tải nặng ở Hậu Lộc (Thanh Hóa).

Năm 2009, các tập đoàn sản xuất ô tô lớn của thế giới tìm đến Mê Linh xin hợp tác với Vinaxuki, trong đó, tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc sẵn sàng bỏ ra 1.400 tỷ đồng để mua đứt 49% cổ phần của Vinaxuki. Tuy nhiên, thương vụ này chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ, vì lúc đó Luật Doanh nghiệp mới chưa ra đời, sản xuất ô tô là ngành nghề có điều kiện nên ông ông Huyên không thể bán vốn cho đối tác ngoại. Ông nói, lúc đó nhà máy nợ ngân hàng 600 tỷ, nếu bán 49% cho Hyundai thì trả hết nợ và thừa tiền làm ô tô.
“Tại Thanh Hóa, nhà máy sản xuất xe tải nặng có công suất 15.000 xe/năm, với giá xe 900 triệu/chiếc, chỉ cần chạy 1/3 công suất thì mỗi năm có lãi 500 tỷ đồng. Xe tải nặng lúc đó không có mà bán, sau đó các doanh nghiệp đánh tôi, ngân hàng “chơi bẩn” tôi”, ông Huyên nói.
"Năm 2011 khủng hoảng kinh tế quá nặng, ngân hàng cắt vốn vay nhưng Vinaxuki vẫn có lãi. Năm 2013, khách từ miền Nam ra đặt cọc mua xe tải 4 cầu rất nhiều, nhưng do ngân hàng cắt vốn, “ngân hàng chơi tôi” nên Vinaxuki không còn vốn để sản xuất", ông Huyên cho biết thêm.
Những hợp đồng lạ với VietcomBank
Theo những tài liệu mà Chủ tịch Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên cung cấp, từ năm 2008 đến tháng 6/2012, Vinaxuki ký 10 hợp đồng tín dụng. Theo đó, Vinaxuki mang máy móc, nhà xưởng và 32,474m2 đất tại Mê Linh dùng làm tài sản thế chấp tại Ngân hàng VietcomBank chi nhánh Thăng Long.
Theo chia sẻ của ông Huyên, VietcomBank thậm chí còn chưa giải ngân hết khoản vay 150 tỷ đồng cho Vinaxuki theo hợp đồng tín dụng 999/09 ngày 23/12/2009. Hợp đồng này có thời hạn 72 tháng (đến 23/12/2015 hết hạn), thế nhưng từ năm 2013, VietcomBank đã yêu cầu Vinaxuki bán tài sản thế chấp là nhà máy xe tải nặng tại Hậu Lộc (Thanh Hóa).
Trong văn bản số 2387 ngày 25/7/2014 trả lời Vinaxuki do Tổng giám đốc VietcomBank Nghiêm Xuân Thành ký có nêu: “Chi nhánh VCB Thăng Long đã thực hiện giải ngân tổng số tiền 105,5 tỷ đồng/ tổng số tiền cho vay theo hợp đồng tín dụng cho dự án đầu tư phát triển là 150 tỷ đồng. Số tiền còn lại, sau khi hết thời hạn rút vốn, Công ty (Vinaxuki – PV) không đề nghị giải ngân tiếp hoặc gia hạn thời gian rút vốn.Như vậy, việc không rút hết vốn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng là do công ty không có nhu cầu sử dụng tiếp, chứ không phải do phía VCB dừng giải ngân”.
Cũng theo văn bản số 2387, khoản nợ của nhóm Vinaxuki đã phát sinh quá hạn từ tháng 7/2012. Sở giao dịch đã tiến hành cơ cấu lại nợ vay cho khách hàn, nhằm giãn thanh toán nợ gốc 2 kỳ đến hạn cuối năm 2012 chia đều cho các kỳ còn lại của các năm tiếp theo theo hợp đồng tín dụng đầu tư dự án giải pháp robot cho dây chuyền sơn.
Ngoài ra, VCB còn “tạo điều kiện” để Vinaxuki được vay vốn tại Ngân hàng phát triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác. Có thể thấy, lúc này VietcomBank đã không muốn tiếp tục cho Vinaxuki vay vốn.
Thế nhưng, các ngày 15/10/2012, 7/2/2013 và 12/5/2014, Vinaxuki và VietcomBank tiếp tục phát sinh các hợp đồng thế chấp tài sản tại nhà máy ở Hậu Lộc. Tổng giá trị tài sản mà Vinaxuki thế chấp cho VietcomBank là gần 220 tỷ đồng.
Theo chia sẻ của ông Bùi Ngọc Huyên, các hợp đồng thế chấp này Vinaxuki chưa nhận được khoản vay nào từ VietcomBank. Để rồi, Vinaxuki không còn tài sản thế chấp, muốn đi vay ở các tổ chức tín dụng khác cũng không được.
Đáng nói hơn, chỉ sau 3 ngày khi hợp đồng thế chấp cuối cùng của Vinaxuki được ký với VietcomBank (ngày 12/5/2014), ngày 15/5/2014, VCB đã bán khoản khoản nợ xấu của Vinaxuki cho VAMC.
PV
Theo TCĐNA
Từ khóa:
Mời quý độc giả gửi ý kiến bình luận, phản hồi về vấn đề này.
Bài viết đóng góp, cộng tác cho Seatimes vui lòng gửi về địa chỉ
Email: toasoanseatime@gmail.com | Hotline: 0901 777 207
Xem thêm
-
Phường Yên Hòa (Cầu Giấy – Hà Nội): Chủ đầu tư...
-
An Biên – Hải Phòng: Lấn chiếm đất công nhiều năm...
-
"Cụ bà 80 tuổi" chi thêm hơn nửa nghìn tỷ nâng...
-
Chủ tịch Kosy Nguyễn Việt Cường ngồi tù vẫn đứng...
-
Thừa Thiên - Huế: Công trình hàng chục tỷ, sử dụ...
-
Khai trương ‘Tủ sách Huế’ trường THCS Chu Văn An...
-
Khu phố Tàu đặc biệt ở Thừa Thiên...
-
Thi hành kỷ luật Đảng bà Nguyễn Thị Huyền Trang,...
-
1Vì thương mẹ, 2 chị em gái phải vướng vòng lao lý
-
2Nỗi lòng người vợ bị chồng “xin cắm sừng”
-
3Vụ 2 chị em vướng vòng lao lý vì bênh mẹ ở Huế: Cần một bản án công tâm
-
4Phát lộ đường dây ‘mua, bán’ chế độ ‘khủng’ tại huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình
-
5Thừa Thiên – Huế: “Tiếng kêu cứu” từ trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Liên kết hữu ích
-
Thời hạn sử dụng CCCD khi chuyển từ mã vạch sang gắn chip PHÁP LUẬT
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Lịch nghỉ Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 Trong nước
-
Tết Dương lịch 2021, người lao động được nghỉ mấy ngày? Trong nước
-
Khuyến cáo Phòng, chống bệnh Bạch hầu Bệnh và Thuốc